Trang

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam ôn hòa lật đổ Cộng Sản Việt Nam

Vietnam's Communist Party Secretary General Nong Duc Manh (R) shares a light moment with visiting U.S. Secretary of State Colin Powell (L) underneath the bust of Ho Chi Minh at the Communist Party headquarters in Hanoi July 26, 2001. Powell, on his first visit in the country since his wartime service, is attending the Association of South East Asian Nations Regional Forum in the Vietnamese capital. (Rathavary Duong/Reuters)



Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam ôn hòa lật đổ Cộng Sản Việt Nam.

WASHINGTON (VB) 26/7/2001- "Hoa Kỳ Vẫn Còn Có Thể Thắng Ở Việt Nam" (US Can Still Win in Vietnam). Ðó là nhan đề bài viết của dân biểu Henry J. Hyde (Cộng Hòa, Ill.), chủ tịch Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện, đăng trên báo Wall Street Journal hôm Thứ Tư 25-7-2001. Dưới đây là bản dịch toàn văn của Việt Báo:

Ngoại Trưởng Colin Powell đã tới Hà Nội hôm Thứ Tư để dự hội nghị ASEAN. Ông Powell nên đưa thông điệp công khai tới các bạn đồng minh của chúng ta, nhân dân Việt Nam. Ông nên nói với họ rằng chúng ta vẫn quyết tâm chiến thắng tại Việt Nam. Thực sự, chiến thắng là chắc chắn, nhưng chỉ nếu chúng ta muốn tiếp tục cuộc chiến.

Lời này có thể ngạc nhiên cho nhiên co những ai nhìn trên TV năm 1975 cảnh xe tăng Bắc Việt đẩy sập cổng dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và sứ quán Mỹ. Nhưng ngay cả khi Nam Việt Nam sụp đổ, mục tiêu mà chúng ta chiến đấu - thiết lập 1 Việt Nam tự do và độc lập - vẫn còn có thể đạt được.

Sự giúp đỡ của chúng ta vẫn còn được cần tới, nếu dân Việt Nam muốn thắng cuộc chiến không cân sức chống lại kẻ thù chung của chúng ta: chế độ đàn áp ở Hà Nội. Mục tiêu chúng ta phải rõ ràng: giúp dân Việt Nam sáng lập 1 chính phủ dân chủ.

Ðể giúp được dân Việt Nam, chúng ta phải làm sáng tỏ các huyền thoại đã làm chúng ta tê liệt. Thí dụ, không như trường hợp Pháp, Mỹ chưa bao giờ thất bại quân sự ở Việt Nam. Khi Mỹ tham chiến đầu thập niên 1960s, chính phủ Sài Gòn chỉ kiểm soát được ít vùng quê và đang co cụm lại, với Cộng Sản Việt Nam chiếm đa số vùng đất. Khi chúng ta rút quân năm 1973, tới 80% hoặc hơn của lãnh thổ và dân số là do Sài Gòn kiểm soát, và hạ tầng cơ cấu và cán bộ Cộng Sản ở Nam Việt Nam gần như bị quét sạch.

Sự chinh phục, khi xảy tới 2 năm sau, là trong tay những người lính Bắc Việt. Ðó bởi vì Việt Cộng, nguyên được khai sinh để làm lực chính kình lại quân đội Mỹ trong thập niên trước, đã bị đánh tơi tả. Hà Nội đã phải đưa quân đội xâm chiếm Miền Nam chỉ sau khi Quốc Hội Mỹ cấm trợ giúp thêm cho Việt Nam Cộng Hòa.

Vậy thì, làm sao mà chiến thắng quân sự của chúng ta lại bị gọi là thảm bại? Bởi vì Nam Việt Nam bị địch tràn ngập? Ðó có thể là 1 loại thất trận, nhưng không nhất thiết là 1 trận cuối. Có phải việc Pháp đầu hàng Ðức là thảm bại cuối cùng đối với Ðồng Minh, hay đó chỉ là một màn giữa cho tới khi 1 cuộc giải cứu có thể được tổ chức và tự do được hồi phục? Chúng ta có nghĩa vụ với chúng ta, với các quân nhân Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam, và quan trọng nhất là với nhân dân Việt Nam, để nhập cuộc lại tác chiến. Chúng ta có cơ hội tuyệt diệu để khởi đầu: Quốc Hội đang cứu xét bản thương ước với Việt Nam mà chế độ Hà Nội rất mong muốn, và cũng sẽ bỏ phiếu tuần này về quan hệ mậu dịch bình thường với Việt Nam. Tôi ủng hộ những bản thương ước này, bởi vì tôi tin chúng có lợi cho cả dân Mỹ và dân Việt. Nhưng chúng at nên dè dặt đừng cho cảm nghĩ rằng chúng ta đã quyết định bỏ lơ các tàn ác của chế độ để ôm lấy quyền lợi thương mại, hay là chúng ta đã quên nhân quyền của dân Việt Nam.

Cho nên, tôi thúc giục rằng, trong khi ở Hà Nội, Ngoại Trưởng Powell phải công khai, trong khi bày tỏ ủng hộ thương ước, nói lên rằng chúng ta có ý định hoàn tất nhiệm vụ nguyên khởi bằng cách giúp dân Việt Nam thành lập 1 chính phủ dân chủ 1 cách ôn hòa.

Mặc dù sức mạnh quân sự và kinh tế Mỹ cho chúng ta nhiều cơ hội để ảnh hưởng, vũ khí quan trọng nhất của chúng ta chỉ đơn giản là nói lên công khai, lớn tiếng, và thường xuyên, vượt quá khả năng của Hà Nội để im lặng. Hoa Kỳ có thể bị đánh bại ở Việt Nam chỉ nếu chúng ta quên đi vì sao chúng ta tham chiến ở đó, và chỉ nếu chúng ta thường trực bỏ rơi nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến bất cân sức của họ chống độc tài.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh thăm Úc

Bộ trưởng Quốc phòng Úc John Faulkner và thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

Hai nước Việt-Úc muốn thúc đẩy quan hệ quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc John Faulkner vừa tiếp thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Canberra.
Trong buổi gặp tại trụ sở của Bộ Quốc phòng Úc, thượng nghị sĩ Faulkner khẳng định tầm quan trọng của quan hệ quốc phòng song phương.
Tại buổi gặp, bộ trưởng Faulkner đã trao cho trung tướng Nguyễn Chí Vịnh bộ hồ sơ về người Việt mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Hồ sơ là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm giữa Đại học New South Wales và Học viện Quốc phòng Úc.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc, công trình nghiên cứu của phía Úc về quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh là hành động đáp trả sự hợp tác của Việt Nam giúp Úc tìm kiếm hài cốt của quân nhân Úc mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Phía Úc cho hay Canberra sẽ tiếp tục trợ giúp cho Việt Nam trong việc tìm kiếm quân nhân Hà Nội mất tích trong cuộc chiến.
Thúc đẩy hợp tác
Tháng Tám năm 2009, tướng David Hurley, Phó Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Úc đã đến thăm Việt Nam.
Hợp tác về quốc phòng giữa hai nước Việt-Úc được đẩy mạnh trong thời gian gần đây.
Lĩnh vực quân đội hai nước để ý bao gồm “trao đổi đoàn, đào tạo, quân y, phòng chống khủng bố, quản lý biên giới, tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích trong chiến tranh,” TTXVN đưa tin.
Trong chuyến thăm của tướng Hurley tới Hà Nội năm ngoái, hai nước Úc Việt đã bàn thảo về “chia sẻ kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc,” cùng các biện pháp khác nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam và Úc luôn có các chuyến thăm cấp cao về quốc phòng. Diễn đàn ‘Đối thoại chiến lược thường niên’ được coi là nơi gặp gỡ thường kỳ của viên chức ngoại giao và quốc phòng hai nước.
Quan hệ quốc phòng Việt-Úc hình thành từ năm 1999. Khi ấy hai nước quyết định cử tùy viên quân sự làm việc tại đại sứ quán mỗi nước.
Canberra khởi xướng Chương trình Hợp tác Quốc phòng, mục đích giúp Việt Nam huấn luyện quân nhân trong lĩnh vực quân y và đào tạo tiếng Anh.
Từ năm 1999 đến nay chương trình này đã đào tạo khoảng 150 sĩ quan, cán bộ Việt Nam tại Úc. Về đạo tạo nhân lực cho quốc phòng, Úc là nước giúp Việt Nam nhiều nhất.
Cho đến nay 40 sĩ quan Việt Nam được cấp bằng thạc sĩ tại các trường đại học của Úc. Gần 30 sĩ quan cao cấp theo học tại Trường Quốc phòng Úc, Australian Defence College.
Thế lực
Dù báo trong nước không loan tin, nhiều người cho rằng đây chuyến thăm Úc lần đầu của trung tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Sinh năm 1957, ông Vịnh từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, phụ trách tình báo quân đội.
Ông bắt đầu giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng từ tháng 02/2009.
Gần đây, Thứ trưởng Vịnh xuất hiện nhiều trong các tiếp xúc với công chúng, gây đồn đoán về một vai trò lớn hơn cho ông trong tương lai.
Chính ông đã chủ trì cuộc họp báo công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần thứ ba hồi tháng 12/2009.
Đầu tháng 02/2010, ông cũng chủ tọa một cuộc họp báo công bố chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc độc lập-tự chủ và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ.

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Bắc Kinh chuẩn bị cho Nguyễn Chí Vịnh?

Bắc Kinh chuẩn bị cho Nguyễn Chí Vịnh?
Trung Điền

Đầu tháng 3 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam đã thăm viếng Bắc Kinh và có cuộc tiếp xúc đặc biệt với Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc. Đây là chuyến đi thăm Trung Quốc đầu tiên của Nguyễn Chí Vịnh kể từ sau khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng quốc phòng vào tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Chí Vịnh đã không được báo chí tại Việt Nam đề cập nhiều, thậm chí không nói rõ mục tiêu và thời gian thăm viếng của Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc lại thổi lớn việc Nguyễn Chí Vịnh dẫn một phái đoàn quân sự thăm viếng Trung Quốc với mục tiêu thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước nhân dịp đánh dấu 60 năm quan hệ Trung Việt. Báo chí Trung Quốc còn cho biết là trong buổi tiếp xúc, Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, đã hết lòng khen ngợi Nguyễn Chí Vịnh và mong mỏi Nguyễn Chí Vịnh góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ trao đổi song phương và hợp tác để hiểu biết sâu sắc hơn, đồng thời gia tăng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.

Từ đầu năm 2010 đến nay, có lẽ Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật cao cấp nhất của Hà Nội viếng thăm Trung Quốc. Việc Bắc Kinh mời Nguyễn Chí Vịnh thăm viếng đúng vào lúc cả hai chế độ cộng sản anh em này đang tổ chức các buổi lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao cho thấy là Bắc Kinh đang chuẩn bị tư thế chính trị cho Nguyễn Chí Vịnh. Tại sao?
Nguyễn Chí Vịnh và Tô Huy Rứa được coi là hai nhân vật “thân tín” nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tô Huy Rứa đang được Bắc Kinh hỗ trợ để trở thành một lý thuyết gia “Mác-xít” cuối mùa tại Việt Nam; giống như Liên Xô đã từng uốn nắn Đào Duy Tùng trở thành lý thuyết gia “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” vào những năm cuối thập niên 80. Tô Huy Rứa hiện nay là Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo, nắm trong tay toàn bộ công cụ báo chí tuyền thông và các cơ sở giáo dục. Tô Huy Rứa còn là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, một cơ quan trá hình để tổ chức những buổi học tập bồi dưỡng chính trị và tư tưởng cho các cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam qua sự giảng dạy của cán bộ chính trị từ Trung Quốc.
Nguyễn Chí Vịnh đang được Bắc Kinh chuẩn bị nắm vị trí số một trong Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, con trai của tướng Nguyễn Chí Thanh. Sau khi Nguyễn Chí Thanh chết ở trong Nam thì Nguyễn Chí Vịnh được gia đình Lê Đức Thọ nuôi nấng. Năm 1977, Nguyễn Chí Vịnh nhập ngũ và tốt nghiệp sĩ quan thông tin. Năm 1979, Nguyễn Chí Vịnh vào làm việc cho cục Nghiên cứu Bộ quốc phòng. Tháng 2 năm 1995, Nguyễn Chí Vịnh giữ nhiệm vụ chỉ huy Cục 12, Tổng cục 2. Năm 1997, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Phó tổng cục 2. Đây là thời kỳ Nguyễn Chí Vinh đã cấu kết với phe nhóm Lê Đức Anh ngụy tạo một số bản tin tình báo mật của cơ quan CIA Hoa Kỳ, cáo buộc là CIA đã móc nối một số nhân vật cao cấp của Cộng sản Việt Nam, trong đó có các ông Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt và cả Võ Nguyên Giáp, với âm mưu làm loạn để lật đổ chính quyền cộng sản. Ông Võ Nguyên Giáp đã viết thư tố cáo những ngụy tạo này và yêu cầu điều tra Nguyễn Chí Vịnh nhưng Lê Đức Anh đã gạt ra.
Nhờ những việc làm nói trên, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Thiếu tướng vào tháng 7 năm 1999 và 3 năm sau được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục 2 vào tháng 8 năm 2002, thay thế Trung tướng Đặng Vũ Chính là bố vợ của Vịnh về hưu. Kể từ khi nắm Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh đã trở nên thân thiết với Bắc Kinh nhiều hơn và hai phía đã có những hợp tác trao đổi về các tin tức tình báo. Nguyễn Chí Vịnh đã cung cấp cho phía Trung Quốc danh sách cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có cảm tình hoặc không có cảm tình đối với Bắc Kinh. Dựa trên danh sách này, Trung Quốc đã tìm cách mua chuộc và gây ảnh hưởng lên hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Trong mối quan hệ này, Nguyễn Chí Vịnh được coi là “con thoi” giữa Nông Đức Mạnh với lãnh đạo Bắc Kinh. Đặc biệt, Nguyễn Chí Vịnh được Nông Đức Mạnh giao cho nhiệm vụ liên lạc về vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Tháng 12 năm 2004, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Trung Tướng.
Vào năm 2006, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đều muốn đưa Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương Đảng nhân đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vào tháng 4 năm 2006. Nhưng Nguyễn Chí Vịnh đã bị tấn công dữ dội về vụ Tổng Cục 2 làm tay sai cho Trung Quốc. Đồng thời uy tín của Nông Đức Mạnh bị suy giảm một cách thê thảm sau khi phe Nguyễn Tấn Dũng khui ổ tham nhũng PMU 18 thuộc Bộ giao thông từ cuối năm 2005, vì thế mà tên của Nguyễn Chí Vịnh đã không được để vào danh sách ứng viên Trung ương đảng để cho các đại biểu chọn lựa trong đại hội X vào tháng 4 năm 2006.
Nguyễn Chí Vịnh không được vào Trung ương đảng nhiệm kỳ X là một thất bại lớn của Nông Đức Mạnh và Bắc Kinh, vì Vịnh bị chống đối quá mạnh trong nội bộ. Rút kinh nghiệm đau thương này, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đã giúp cho Nguyễn Chí Vịnh cách chuẩn bị khác. Tháng 2 năm 2009, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng bộ quốc phòng và đến tháng 8 năm 2009, Nguyễn Chí Vịnh thôi kiêm nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục 2; người thay thế là Trung tướng Lưu Đức Huy, đàn em của Vịnh.
Sau khi không còn nắm Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh được sửa soạn xuất hiện ra bên ngoài với một tư thế mới như: Chủ tọa buổi lễ công bố sách trắng Bộ Quốc Phòng vào tháng 12 năm 2009; Chủ tọa buổi gặp gỡ các tân đại sứ, trình bày về đường lối an ninh quốc phòng của Cộng sản Việt Nam trước khi lên đường nhận nhiệm sở vào tháng 1 năm 2010; gặp gỡ và trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế về tình hình an ninh vào tháng 2 năm 2010; dẫn một phái đoàn quân sự cao cấp viếng thăm Bắc Kinh vào cuối tháng 2 năm 2010.
Những diễn tiến “thăng quan tiến chức” của Nguyễn Chí Vịnh nói trên, cho thấy là Vịnh đã được chuẩn bị khá kỹ. Với đà này, vài năm nữa, Nguyễn Chí Vịnh sẽ leo vào Bộ chính trị và lên nắm chức Bộ trưởng quốc phòng thay thế Phùng Quang Thanh, thân Phương Tây. Hiện nay trong Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam có 5 Thứ truởng, chỉ có một mình Nguyễn Chí Vịnh là chưa vào được Trung ương đảng; do đó, nhiều phần phe Nông Đức Mạnh và Bắc Kinh sẽ phải chạy nhiều cửa để vận động cho Vịnh được đề bạt vào Trung ương đảng trong đại hội đảng lần thứ XI vào tháng 1 năm 2010.
Nguyễn Chí Vịnh năm nay mới 53 tuổi. Vịnh còn đến hơn 10 năm nữa để “phấn đấu” leo lên làm thành viên Bộ chính trị và làm Bộ trưởng quốc phòng nếu đảng Cộng sản Việt Nam còn sống lâu đến đó. Đương nhiên, Bắc Kinh sẽ giúp tiền cho Vịnh để chạy đúng cửa như đã từng giúp cho nhiều cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay vào Trung ương đảng và Bộ chính trị. Sau khi vào rồi họ phải làm tay sai cho quan thầy. Nguyễn Chí Vịnh không thể đi ra ngoài quỹ đạo của Bắc Kinh.
Trung Điền
Ngày 11/3/2010.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

NHỮNG NỮ ĐIỆP VIÊN TRUNG CỘNG

Nữ Điệp Viên Mata Hari Hanjian Jin,Computer Engineer.



Ngày 17/4/2009, bộ phận phản gián của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Hanjuan Jin, một phụ nữ Mỹ gốc Trung Quốc về tội sở hữu hàng ngàn dữ liệu liên quan đến an ninh mạng của một công ty phần mềm tại thành phố Chicago. Nếu không được ngăn chặn kịp thời thì số tài liệu vô cùng quan trọng này sẽ được Jin chuyển giao về lại Trung Quốc...



Như Mata Hari, nữ điệp viên nổi tiếng của thế kỷ XX, nói thông thạo cả tiếng Hòa Lan, Anh, Pháp, Đức, bị tử hình vào ngày 15/10/1917 về tội làm gián điệp nhị trùng cho cả Pháp và Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) thì đến thế kỷ XXI đã xuất hiện tại nhiều quốc gia phương Tây, làn sóng các nữ điệp viên người Trung Quốc ngày đêm len lỏi vào nội bộ các tập đoàn kinh tế, các phòng nghiên cứu khoa học và cả các cơ quan an ninh, tình báo để thu thập vô số thông tin về kinh tế, khoa học và quốc phòng chuyển giao về lại Trung Quốc.



Trước đó, vào ngày 8/3/2009, một phụ nữ Trung Quốc khác tên Yaming Nina Qi Hanson cũng bị FBI bắt giữ tại tiểu bang Maryland, về tội sở hữu bất hợp pháp các tài liệu về thiết kế điện tử hệ thống điều khiển tự động của trực thăng một công ty điện tử hàng không ở thành phố Columbia.



Còn tại Canada, vào ngày 20/12/2008, một phụ nữ Trung Quốc tên Yu Xin Kiang đã bị bắt giữ tại thành phố Vancouver về tội đánh cắp thông tin kỹ thuật liên quan đến an ninh mạng của Hải quân Canada để chuyển giao về Trung Quốc.



Cả ba trường hợp này đều nằm trong một kế hoạch sử dụng tình báo kinh tế và tình báo công nghiệp như là các biện pháp hữu hiệu để giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự trên thế giới. Trong hơn hai thập niên qua, mạng lưới điệp viên đông đến hàng ngàn người, cả nam lẫn nữ, hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, tại các quốc gia phương Tây, Trung Quốc đã làm được một việc quan trọng: đó là tổ chức thu thập và đánh cắp các kỹ thuật của phương Tây và sử dụng chúng để đối phó với các quốc gia này.



Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tuy cố gắng nhiều, nhưng Liên Xô cũng không thu thập được bao nhiêu về những bí mật công nghệ của các quốc gia phương Tây. Hậu quả là nhiều kỹ thuật của Liên Xô đã tụt hậu so với các kỹ thuật ngày càng hiện đại của các quốc gia phương Tây.



Trong khi đó Trung cộng tin rằng có thể tránh được những sai lầm mà Liên Xô đã mắc phải bằng hai biện pháp:



- Biện pháp thứ nhất: là mở cửa kêu gọi các quốc gia phương Tây đầu tư xây dựng các nhà máy tại Trung Quốc để các nhà quản lý, các kỹ sư và cả công nhân Trung Quốc có thể học hỏi và tiếp thu khoa học kỹ thuật một cách hợp pháp.



- Biện pháp thứ hai: là cho phép hàng trăm ngàn sinh viên, chuyên viên đến học, tu nghiệp tại các quốc gia phương Tây, trong đó có không ít người là điệp viên nội gián. Những người này trong thời gian học tập và sinh sống tại nước ngoài đều phấn đấu tìm được việc làm tại nhiều đơn vị kinh tế và khoa học mũi nhọn rồi sau đó tìm cách thu thập và cả đánh cắp những bí mật về công nghệ chuyển giao về lại Trung Quốc.



Theo một nghiên cứu của tạp chí Global Security có trụ sở chính đặt tại thủ đô London của Anh, hiện có khoảng 10.000 điệp viên Trung Quốc đội lốt sinh viên, nhà nghiên cứu, chuyên viên công nghệ đang hoạt động tại các quốc gia phương Tây, trong đó có đến 2/3 là nữ giới.. Hầu hết những điệp viên này đều được tuyển dụng qua kế hoạch bí mật của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc có tên gọi Kế hoạch 863.



Kế hoạch 863 gồm hai phần:

a/ Phần thứ nhất là tuyển dụng điệp viên trong giới sinh viên, trí thức tại Trung Quốc, huấn luyện nghiệp vụ tình báo trước khi gửi họ đến học tập tại các quốc gia phương Tây.



b/ Phần thứ hai là sử dụng những nhà ngoại giao, đại diện thương mại người Trung Quốc đang làm việc tại các quốc gia phương Tây để tuyển dụng điệp viên nội gián trong cộng đồng người Hoa sinh sống tại các quốc gia này. Những người này không chỉ chấp thuận làm việc cho tình báo Trung Quốc "yêu nước" mù quáng mà còn Nữ Điệp Viên Mata Hari được hứa hẹn sẽ được trả công xứng đáng.



Trường hợp 2 nữ điệp viên người Trung Quốc là Yaming Nina Qi Hanson và Hanjuan Jin bị bắt giữ tại Mỹ vào tháng 3 và tháng 4/2009 rơi vào phần hai của Kế hoạch 863, còn trường hợp của điệp viên Yu Xin Kiang bị bắt giữ tại Canada vào cuối năm 2008 lại rơi vào phần một của Kế hoạch 863.



Katrina Leung.



Thế nhưng, chính vụ FBI bắt giữ được một nữ điệp viên người Trung Quốc tên Katrina Leung vào tháng 4/2003 mới gây chấn động dư luận. Leung là một phụ nữ xinh đẹp được Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc tuyển dụng tại Quảng Châu và được cử đến hoạt động tại Mỹ với giấy thông hành Đài Loan.



Tại Mỹ, Leung theo học tại Đại học Cornell và Đại học Chicago . Sau khi tốt nghiệp đại học, Leung trở thành chuyên viên công nghệ của một công ty điện tử tại thành phố Los Angeles đồng thời được FBI tuyển dụng làm cộng tác viên để thu thập thông tin trong cộng đồng người Hoa sinh sống tại đây. Tận dụng vỏ bọc này, Leung đã thu thập nhiều thông tin quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế của Mỹ chuyển giao về Trung Quốc.



Năm 1991, FBI bắt đầu nghi ngờ về hành tung của Leung nhưng phải đợi đến tháng 4/2003 mới thu thập được đầy đủ chứng cứ để buộc tội Leung làm điệp viên nội gián.



Các phương tiện thông tin đều nhận định rằng Leung mới đích thực là một Mata Hari thời hiện đại. Thế nhưng, trong khi Mata Hari thật bị tử hình vào ngày 15/10/1917 thì những Mata Hari thời hiện đại như Leung, Yaming Nina Qi Hanson, Hanjuan Jin hay Yu Xin Kiang chỉ phải lãnh án tù giam.

TAKE2TANGO

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Chính sách Việt kiều sau 30/04/75

I – Chính sách Việt kiều sau 30/04/75

Trước khi nói đến Hội nghị Việt kiều ở Hà Nội ngày 26/11/2009 và chính sách đối với người Việt hải ngoại của đảng cộng sản và Nhà nước Hà Nội ngày nay, chúng tôi nghĩ nên nhắc lại chính sách của Hà Nội đối với người Việt hải ngoại và dân miền Nam sau 30/04/75 để một lần nữa thấy rõ bản chất của chế độ.

Sau 30/04/75, đám người cầm quyền ở Hà Nội không coi những người bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản là những người thuộc nhân dân Việt Nam. Chẳng phải riêng đối với những người vượt biên, mà ngay đối với nhân dân miền Nam lúc bấy giờ chấp nhận sống với chế độ, nhà cầm quyền Hà Nội cũng có chính sách phân biệt đối xử, gọi dân miền Nam là “dân Ngụy, bọn Mỹ – Ngụy” một cách miệt thị, tìm mọi cách khủng bố tinh thần, trù dập, hành hạ để trả thù giai cấp. Chẳng may, “tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội ” ngày càng tiến gần vực thẳm nên đảng và nhà nước phải hạ giọng tỏ lời vuốt ve người Việt hải ngoại để chiêu dụ họ về với đảng và nhà nước. Ở trong nước, Hà Nội thay đổi cách đối xử với dân miền Nam cũ, không dùng tiếng “dân Ngụy” nữa. Không còn dòm ngó, gây khó khăn với gia đình có người vượt biển. Sự thay đổi này bắt đầu rõ nét từ đầu thập niên 90 để đảng tìm thế trụ lại sau biến cố Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Hà Nội bèn đưa ra Nghị quyết 08/11/1993 “Chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ”. Nghị quyết 36 ban hành 26/03/2004 tiếp theo không gì khác hơn Nghị quyết kia, chỉ đổi mới cho phù hợp với tình hình mới, thêm một số chi tiết và giọng điệu êm dịu hơn, kèm theo một kinh phí khá lớn để tổ chức một mặt trận hùng hậu “Đại đoàn kết dân tộc” nhắm chày “Việt kiều” về với đảng và nhà nước. Nay, Hà Nội bắt đầu gọi người Việt hải ngoại là “một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc”. Chưa đủ thắm thía tình nghĩa, Đỗ Mười còn cất cao tiếng hót “những khúc ruột ở bên ngoài ngàn dặm của dân tộc ”.

Nhưng trước đây, sau khi chiếm được miền Nam, tập đoàn Hà Nội đã không tiếc những lời thô bỉ dành cho dân miền Nam. Trong một hội nghị tại Hà Nội năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học xã hội nói trước cán bộ ví miền Nam như một con điếm chàng hảng cho Mỹ làm tình để đổi lấy viện trợ. Còn Lê Duẩn mạt sát những người di tản: “Một bọn ma-cô, đỉ điếm”, Phạm Văn Đồng: “bọn phản quốc” và báo chí thì đồng loạt hùa theo: “Những đồ rác rưởi trôi dạt khắp năm châu bốn biển, cặn bã xã hội, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn” (1). Riêng cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trọng Nhân còn bộc lộ tư tưởng thù hằn theo ý hệ ta/địch đối với dân miền Nam nên tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 tại Amsterdam, Hà Lan: “Những người di tản đáng bị chặt đầu” (2). Vì lời tuyên bố của người đại diện nhà cầm quyền Hà Nội đấy sắt máu, bị dư luận ngoại quốc phản ứng rất mạnh nên sau đó Hà Nội có đính chính, nhưng lời đính chính đó quanh co, không đủ sức thuyết phục. Chẳng những miệt thị dân miền Nam bằng lời nói, Hà Nội còn chỉ thị cho công an biên phòng, cụ thể năm 76, tại Cần Giờ, dùng súng cối B40 bắn thẳng vào ghe tàu vượt biên khi thấy không còn đuổi theo bắt lại được .

Hà Nội  ý thức rõ chiếm được miền Nam năm 75 chỉ  mới thống nhất được về mặt lãnh thổ. Hà Nội chỉ muốn tranh thủ khối người Việt hải ngoại để họ phục vụ cho quyền lợi của đảng mà thôi. Trên Tạp Chí cộng sản tháng 6/2003, Phạm Thế Duyệt, cựu chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, nói rõ chủ trương của đảng cộng sản về chính sách đại đoàn kết là “đại đoàn kết trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngủ trí thức (…) dưới sự lãnh đạo của đảng”. Vẫn theo Phạm Thế Duyệt, đại đoàn kết dân tộc trở thành một nhân tố quan trọng để giúp đảng vượt qua phong ba bão táp” và “đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân”. Đồng thời, Mai Chí Thọ, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, trong một buổi họp nội bộ, theo báo Diễn Đàn tháng 4/2004, Paris, tuyên bố “đại đoàn kết dân tộc” là để cho “đảng có thể độc quyền lãnh đạo”. Lê Khả Phiêu, cựu Tổng bí thư đảng cộng sản, trong một báo cáo chính trị trước Đại hội đảng lần IX, tháng 4/2001, giải thích về chính sách đại đoàn kết là “khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc (…) phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng” (báo Nhân Dân, 24/04/2001).

Thật ra, chủ trương đoàn kết toàn dân không phải là điều mới mẻ. Hà Nội trước đây đã nhiều lần kêu gọi đoàn kết. Thập niên 40, để đoàn kết, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản lập ra Mặt trận Việt Minh để đoàn kết các tổ chức chống thực dân Pháp giành độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, Mặt trận Liên Việt để đoàn kết thêm các tổ chức phi chính trị và cả cá nhân do Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một trí thức nho sĩ không cộng sản (nhưng cộng sản vẫn núp bên trong để kiểm soát). Mục đích của cộng sản nhằm đoàn ngũ hóa dân chúng để độc quyền lãnh đạo kháng chiến đánh thực dân Pháp (3). Vừa khi đình chiến, có cả triệu người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 lánh nạn cộng sản.

Sau 30/04/75, hơn 2 triệu người từ miền Nam liều chết vượt biển tìm tự do. Điều đáng chú ý là có cả đảng viên cộng sản cao cấp cũng di tản, ly khai, bỏ đảng và quyết liệt chống lại đảng, đòi thực thi dân chủ ở Việt Nam.

Như vậy quá đủ để thấy từ Hồ Chí Minh đến Nông Đức Mạnh ngày nay, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Hà Nội là tập hợp toàn dân đặt đưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản thông qua Mặt trận Tổ quốc hiện nay. Với cộng sản, không bao giờ có đại đoàn kết thật sự nhằm thực hiện hòa giải dân tộc, mọi người dân được tự do, bình đẳng trên cơ sở sự đồng thuận chung theo chế độ dân chủ tự do để phát huy sức mạnh dân tộc (4). Về điểm này, ông Nguyễn Hộ, một đảng viên lão thành từ thời kháng chiến chống Pháp, cũng nhấn mạnh rằng “đoàn kết phải được kết hợp với hòa giải dân tộc”. Và cả hai nhiệm vụ đó phải “dựa trên cơ sở dân chủ thật sự và bình đẳng”.

II- Hội nghị Việt kiều

Gọi  đúng tên là Hội nghị Người Việt ở nước ngoài tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội, từ ngày 20-22 tháng 11 năm 2009. Hội nghị này là một bước mới quan trọng trong quá trình thi hành Nghị Quyết 36 tập hợp người Việt ở nước ngoài trên toàn thế giới.

Sau 5 năm ban hành Nghị Quết 36 (tháng 3/2004), Hà Nội kiểm điểm thành quả của chính sách chiêu dụ Việt kiều, từ những vụ nổi cộm như vụ Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống của chính quyền miền Nam cũ, vụ nhạc sĩ lớn Phạm Duy của nghệ sĩ hải ngoại, vụ Thiền sư Nhất Hạnh, một lãnh tụ bề thế của một hệ phái Phật giáo hải ngoại, vụ Trại Hè Việt nam từ 17/07 đến 05/08/2009 qui tụ thanh thiếu niên trên 11 tỉnh thành từ Bắc vào Nam, vụ đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài từ 09 đến 10 tháng 08/2009 tại Hà Nội, đến Hội nghị Việt kiều San Francisco, từ ngày 08/09/2009, vinh danh một số Việt kiều về Việt Nam làm ăn từ ít lâu nay là “tiên tiến… – nhận thấy tất cả đều không có gì đáng lấy làm phấn khởi cho lắm. Đó là lý do đã thúc đẩy Hà Nội quyết định tổ chức thêm Hội nghị người Việt ở nước ngoài vào tháng 11 năm 2009 tại Hà Nội (5) .

1/ Chuẩn bị tư tưởng

a – Vai trò quan trọng của  Cộng đồng người Việt hải ngoại

Vì tầm vóc quan trọng của Hội nghị qui tụ người Việt hải ngoại trên qui mô toàn thế giới, tiến sĩ Dương Văn Lượng (6), thuộc Viện Khoa Học Xã hội Nhân văn Quân sự Bộ Quốc phòng Hà Nội, trên Tạp Chí cộng sản (điện tử, tháng 8/2009), chủ trương kêu gọi tăng cường vận động người Việt Nam ở nước ngoài “ tham gia xây dựng đất nước trong thời kỳ mới và làm cầu nối cho mối quan hệ giữa các nước sở tại với Việt Nam”. Ông nhận định và đánh giá cao cộng đồng người Việt hải ngoại. Hiện nay, theo nhiều nguồn tin, có gần 4 triệu người Việt đang sinh sống ở 100 quốc gia và vùng lảnh thổ trên thế giới, trong số đó có hơn 80 % sinh sống ở các nước phát triển. Đại bộ phận người Việt ở nước ngoài tới nay đều có đời sống ổn định và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú. Thế hệ 2 có nhiều người đã bắt đầu tham gia vào chính trường của nước sở tại từ chức vụ dân cử địa phương, liên bang, tới chức vụ quan trọng của cơ quan hành pháp ở cấp thứ trưởng và bộ trưởng.

Về chất xám, trong Cộng đồng người Việt hải ngoại có nhiều trí thức trình độ học vấn và chuyên môn cao. Một số người giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nghiên cứu khoa học, xí nghiệp lớn, tổ chức quốc tế như Ngân Hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế…

Theo ước tính, cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay có tới 400 ngàn người có trình độ đại học và trên đại học. Họ được đào tạo trong môi trường khoa học tân tiến, nhân bản, có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ khoa học, quản lý kinh tế, kinh doanh và hành chánh cao cấp. Họ còn có mối quan hệ rộng rãi với các cơ sở khoa học, kinh tế ở nước sở tại và trên trường quốc tế.

Trước sức hấp dẫn của cộng đồng người Việt hải ngoại, ông Dương Văn Lượng bày tỏ ngay chủ trương của Nhà nước và đảng cộng sản là kêu gọi người Việt hải ngoại hãy giữ “vai trò cầu nối để nhà nước mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực trên thế giới, vì Cộng đồng người Việt hải ngoại là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của đảng và nhà nước”.

Ông Dương Văn Lượng nỗ lực vận động ngưòi Việt hải ngoại với những lời đường mật về hợp tác với nhà nước xây dựng đất nước, nhưng người Việt hải ngoại thừa hiểu trong thực tế đảng cộng sản chỉ muốn móc túi và chắt óc người Việt hải ngoại cho mục tiêu duy nhất là phục vụ quyền lợi của phe nhóm hiện đang cầm quyền mà thôi.

Vai trò cầu nối của người Việt hải ngoại trong việc thực hiện ngoại giao cho thấy Hà Nội vừa thiếu khả năng ngoại giao, vừa tự làm mất lòng tin với các quốc gia bạn vì bản chất lật lọng, bởi vì chính quyền không bao giờ biết tôn trọng những điều đã cam kết trong các Hiệp ước, Công ước quốc tế. Thật ra“cầu nối” ở đây còn có nghĩa là nhờ người Việt hải ngoại với những quan hệ quan trọng của họ trong kỹ thương, chính trường, mời mọc người ngoại quốc tới Việt Nam đầu tư hoặc đem lại cho Việt Nam những chương trình viện trợ béo bở. Điều này, chính quyền ít làm được hoặc thường gặp nhiều khó khăn vì tai tiếng tham nhũng làm nản lòng các quốc gia có thiện chí.

b – Nỗ lực thi hành NQ 36

Về mặt tuyên truyền ngoại vận, ông Dương Văn Lượng thấy ngay cộng đồng người Việt hải ngoại có nhiều lợi thế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với thế giới.

Đúng như ông Dương Văn Lượng thấy là người Việt hải ngoại có nhiều lợi thế để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Và họ đang làm rất tích cực. Họ tố cáo đảng cộng sản dùng công an và quân đội đàn áp dân chúng biểu tình chống nhà cầm quyền cướp đoạt tài sản của họ, đàn áp thanh niên, sinh viên biểu tình chống Tàu xâm phạm lãnh thổ và biển, tố cáo đảng dùng tòa án và công an đàn áp những người yêu nước chân chính đòi thực thi dân chủ bằng những các bản án tù. Cụ thể, không kể 13 bản án trước năm 2009, những phiên tòa từ cuối năm 2009 và đầu năm nay xử 17 nhà dân chủ trẻ với 80 năm tù và hơn 50 năm quản chế. Ngoài hình ảnh hoen ố thường xuyên về nhân quyền, Hà Nội còn nổi bật những vụ tham nhũng cấp nhà nước liên hệ trực tiếp với nước ngoài như vụ PMU 18, vụ PCI với Nhật Bản…

Còn “diễn biến hòa bình” mà ông Lượng đề cập tới là hiện tượng đáng vui mừng vì đông đảo đảng viên phản tỉnh về sự lương thiện, về địa vị con người, về quyền lợi đất nước, đến nay đã trở thành trầm trọng đến nỗi Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng và Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Khoa giáo Trung Ương, đã phải than vản rằng có nhiều đảng viên cao cấp “nhạt lý tưởng, nhạt niềm tin” (7) không còn sốt sắng làm nhiệm vụ. Những người bị ông Dương Văn Lượng gọi là “thế lực thù địch bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa” là những người đòi hỏi thực thi dân chủ ở Việt Nam một cách ôn hòa. Nếu họ có đòi hỏi bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa thì cũng công bằng, hợp lý bởi vì chế độ xã hội chủ nghĩa, chẳng những là một bế tắc cho phát triển đất nước, theo đuổi chính sách độc tài toàn trị thường xuyên đàn áp nhân dân, vô cảm trước những đau đớn của nhân dân, chấp nhận lệ thuộc Tàu vì quyền lợi phe cánh cầm quyền, mà quan trọng hơn hết đó là một chế độ hoàn toàn không do nhân dân chọn lựa. Một chế độ không chính thống nên không được lòng dân, mà người cầm quyền cũng khinh dân. Ông Dương Văn Lượng chủ quan nghĩ rằng chính sách đối ngoại mở rộng cùng với đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Nghị Quyết 36/NQ-TW, ngày 26/03/2004, của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài chính là những động lực để cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày nay có xu hướng gắn bó hơn với quê hương, đất nước.

Thật tình thì không có người Việt Nam nào quên đất nước. Họ còn giữ khoảng cách với đất nước của họ chỉ vì họ không chấp nhận cái chế độ cộng sản đang cai trị đất nước mà thôi. Chẳng những không quên đất nước, họ còn xác nhận Việt Nam vẫn là đất nước của họ, chớ không phải riêng của đảng cộng sản. Chính quyền cộng sản cai trị Việt Nam ngày nay không do nhân dân chọn lựa, trái lại đó chỉ là một thứ ngụy quyền dùng bạo lực và dối trá để cai trị (8). Ông Dương Văn Lượng biết rõ như vậy nên trong suốt bản báo cáo, ông luôn luôn nói “đất nước, quê hương, tổ quốc” mà hoàn toàn không thêm tính từ “xã hội chủ nghĩa” theo sau những danh từ ấy như trước đây hoặc như khi phát biểu ở trong nước. Đừng quên cộng sản vì chủ trương dối gạt nên luôn luôn có hai cái lưỡi: họ nói chuyện với những người trong nội bộ hoặc với dân chúng trong nước khác hơn với những người Việt Nam ở nước ngoài.

c – Từ Ủy Ban nâng lên Tổng Cục


Đảng cộng sản hiện nay phát động giai đoạn mới trong công tác nỗ lực thực hiện Nghị Quyết 36. Đảng chỉ thị các “cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm của đảng, nhà nước, coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt nam”.

Ông Dương Văn Lượng trấn an người Việt hải ngoại rằng nhận thức của toàn đảng, toàn dân là “Tổ quốc Việt Nam (nói chung, không thêm tỉnh từ xã hội chủ nghĩa) luôn chờ đợi và mở rộng vòng tay đón những người con xa xứ trở về, sẵn lòng tha thứ những ai đó một lần lầm lỡ, miễn sao họ luôn luôn thành tâm với quê hương, đất nước…”.

Nghe ông Dương Văn Lượng nói “nhà nước và đảng sẵn sàng tha thứ những ai đó đã một lần lầm lỡ… ”, chúng tôi nghĩ, phải chăng ông Dương văn Lượng đang mắc bịnh tâm thần trầm trọng nên mới chủ trương “tha thứ” cho những người Việt hải ngoại đã “một lần lầm lỡ”? Người phải tạ tội và sám hối trước nhân dân để được nhân dân khoan hồng, tha cho tội chống nhân loại, tội làm mất đất, mất biển cho Tàu, tội tịch thu và cướp đất đai, ruộng vườn của nhân dân, tội đàn áp nhân dân lương thiện bằng tòa án và công an, chính là đảng cộng sản Việt Nam. Người mà ông gọi là một lần lầm lỡ, phải chăng đó là những người lính miền Nam? Nếu phải thì người lính miền Nam chỉ bắn giết người cộng sản trong lúc đánh nhau trong cuộc chiến xâm lược xảy ra trên lãnh thổ miền Nam. Tuyệt nhiên, lính miền Nam không đấu tố, chém giết đồng bào vô tội bằng đấu tranh giai cấp. Chính quyền miền Nam không bắt bớ, tra tấn, trù dập có hệ thống người dân phát biểu chính kiến của mình một cách ôn hòa, vì ở miền Nam trước 75 có báo chí tư nhân, có nhiều hội, đoàn thể chính trị hoạt động công khai hợp pháp theo qui chế Hiệp hội và Chính đảng. Quyền tư hữu được luật pháp bảo vệ nên không có nạn bạo hành, cướp nhà, cướp đất của dân như đang xảy ra ở Việt Nam sau 1975 mà đảng viên cộng sản là thủ phạm. Chúng tôi nhắc lại để ông Dương Văn Lượng nhớ rõ rằng,  đảng cộng sản của ông vẫn là hiện thân tội ác đối với dân tộc Việt Nam cần được nhân dân khoan hồng khi đảng cộng sản biết thành tâm sám hối.

Đảng cộng sản Việt Nam vì cùng ý thức hệ cộng sản nên tự nguyện làm theo Bắc Kinh như trong cuộc “cách mạng dân chủ”, đã tiến hành Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc từ năm 52-56 giết hại hơn 500.000 nông dân và cả đảng viên vô tội, trong đó giết tại hiện trường 172.008 người. Trong số này, ngày nay, nhà cầm quyền Hà Nội thừa nhận có 123. 266 (71,6 %) là vô tội, đảng viên chiếm 40 % (9). Trong vụ Nhân văn Giai phẩm, những trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Hoán… bị hành hạ, trù dập cho đến ngày tàn. Đỗ Mười rặp khuôn theo Tàu cải tạo công thương nghiệp, đã từng giết hại bao nhiêu tiểu thương tiểu chủ miền Bắc? Họ là những người làm ăn suốt đời đổ mồ hôi nước mắt tạo dựng nên sự nghiệp gia đình một hôm bị cướp sạch trắng tay, bản thân còn bị trù dập thảm hại, đi đến tự tử.

Sau 30/04/75, trong miền Nam, đảng cộng sản một lần nữa đánh tư sản mại bản, tiếp theo đánh tư sản dân tộc tơi bời, những người trước đây từng nhiệt tình ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Mặt Trận Giải phóng miền Nam, và đuổi người dân đi kinh tế mới, cướp sạch sự nghiệp của họ. Trước những hành động đẫm máu này đối với nhân dân, đảng cộng sản đã tự thừa nhận sai lầm. Điều mỉa mai là những nhà lãnh đạo đã từng chủ trương đánh tơi bời giai cấp tư sản trước đây, phá hủy sức sản xuất của xã hội trên cả nước trong mấy năm liền, thì ngày nay do tham những vô bờ bến, cướp của công và trấn lột nhân dân trở thành những nhà tư bản đỏ giàu sụ, thậm chí có người trở thành tỷ phú đô-la. Những người này đáng đền tội trước Tòa Án Nhân Dân. Xử tội xong những tên ác ôn này, đảng cộng sản và nhà nước cộng sản Việt Nam còn phải thành tâm tạ tội và sám hối trước nhân dân. Tại sao ông Dương Văn Lượng không đề cập đến những trường hợp này?

Chúng tôi nghĩ ông Lượng “tăng cường công tác thông tin đối ngoại để tuyên truyền, vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tăng cường đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt ở nước ngoài như đài phát thanh, TV, báo chí, Internet, đổi mới nội dung, hình thức và kỹ thuật của các chương trình này cho phù hợp với nhận thức, tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh của bà con đang sanh sống ở nước ngoài ” – cũng chỉ vô ích thôi, vì người Việt ở nước ngoài hiểu rõ hay đã từng trải nghiệm bằng máu và nước mắt lời kêu gọi đoàn kết của cộng sản từ 1945. Vẫn thấy chưa đủ, ông còn thúc đẩy phải nghiên cứu vận dụng nhiều hình thức thích hợp hơn những lời giải thích chính sách theo NQ 36 để tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài “thông qua tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triển lãm tranh ảnh về đất nước, các hoạt động từ thiện, du lịch, sinh hoạt khoa học, và sinh hoạt các nhóm ngay trong cộng đồng người Việt hải ngoại”.

Người Việt Nam ở nước ngoài nếu thật sự là một bộ phận dân tộc không thể tách rời, thì tại sao đảng cộng sản và nhà nước không cho họ cùng làm những công tác như ông đã nêu ra trên đây: cho họ đem về Việt Nam sách báo, phim ảnh để giao lưu văn hóa, văn nghệ, cho họ tổ chức những buổi hội thảo về tình hình đất nước trước hiểm họa mất nước cho Tàu, cho họ nói chuyện về kinh tế thị trường, về dân chủ, về đa đảng, về những quyền tự do căn bản của nhân dân theo tinh thần phổ cập của Liên Hiệp Quốc? Nếu nhân dân trong nước không thích, không hưởng ứng, tẩy chay vì đó là những thứ văn hóa “đồi trụy”, thì họ tự nhiên dẹp bỏ, không làm nữa.

Tại sao đối với người Việt ở nước ngoài, ông Lượng vẫn muốn họ chỉ biết tiếp thu những gì ông đem tới, mà không hề muốn trao đổi, có qua có lại? Đảng cộng sản đã đến Việt Nam, không như những dòng tư tưởng khác, dân chúng không có quyền chọn lựa, mà phải cam tâm chấp nhận để sống còn. Đảng cộng sản cầm quyền cũng không do dân chúng ủy nhiệm. Vì mất quyền căn bản đó, một bộ phận dân tộc đã bỏ nước ra đi để tìm lại cho mình, gia đình một đời sống tự do. Nay họ không thể dễ dàng cúi đầu chấp nhận sự tuân phục vô điều kiện với cái gọi là đảng cộng sản và nhà nước đã liên tục gây đầy rẫy tội ác với đồng bào của họ được.

Người Việt hải ngoại, chúng ta đừng coi thường chính sách tuyên truyền, vận động người Việt Nam hải ngoại của Ủy Ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay, Ủy Ban này đã được nâng lên thành Tổng Cục thuộc Bộ Ngoại giao theo chỉ thị số 19/2008/CT – TTg do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 08/06/2008 (10) để “phát huy vai trò chuyên trách, phốihợp với các Bộ Văn Hóa, Bộ Thông tin, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức xã hội trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là chinh phục trọn vẹn cộng đồng người Việt hải ngoại về với đảng và Nhà nước, để chỉ phục vụ riêng cho quyền lợi của đảng cộng sản.

Ông Dương Văn Lượng thiết tha ve vãn để chiêu dụ người Việt ở nước ngoài hãy mang tiền của, sự hiểu biết về Việt Nam đầu tư, giúp nước, nhưng thực ra là để giúp phe cánh cầm quyền thêm vững mạnh lâu dài, nhưng đồng thời ông cũng không quên đề cao “cảnh giác, ngăn ngừa kẻ địch kích động gây chia rẽ, chống phá Việt Nam”, phát huy các “lực lượng tiến bộ, yêu nước trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” để “ngăn ngừa và làm giảm bớt mức độ nguy hiểm của các âm mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam từ nước ngoài hướng về Việt Nam”.

Khi ông Dương văn Lượng nêu lên vấn đề về những “kẻ gây chia rẽ”, thì ông có hiểu chính ông mới là người gây chia rẽ khối người Việt Nam ở nước ngoài nhằm làm giảm bớt sự chống đối chế độ Hà Nội? Ai “chống phá Việt Nam”? Những người Việt Nam thật sự yêu nước đều muốn đóng góp ý kiến và của cải để xây dựng đất nước, để đất nước đừng quá tụt hậu so với các nước láng giềng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế… – thì tại sao ông Lượng lại bảo họ là những người chống phá Việt Nam? Ngoài ra ông Lượng còn cho rằng những người hưởng ứng chính sách của chế độ Hà Nội là “lực lượng tiến bộ”. Nhưng thật ra những người này chỉ là những người thiếu suy nghĩ, đi ngược lại trào lưu dân chủ, tự do của thế giới ngày nay, đó chính là những người phản động.

2/ Kết quả Hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy Ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị (11), đọc báo cáo tổng kết 2 ngày hội nghị (tháng 11/2009). Bản báo cáo của ông tập trung vào 4 điểm, kết quả của 4 Ban làm việc chuyên đề: xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giữ gìn và phát huy bản sắc và văn hóa truyền thống dân tộc, vai trò của chuyên gia, trí thức và doanh nhân góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, tổng hợp kiến nghị của 4 Ban chuyên đề .

a – Đoàn kết và hòa hợp với đảng

Qua bản báo cáo của ông Nguyễn Thanh Sơn, Hội nghị chỉ nhằm kêu gọi “người Việt Nam hải ngoại tại nơi định cư hãy giữ quan hệ chặt chẽ với các tổ chức của Ủy Ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đem khả năng và tiền bạc về xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản”. Tức là muốn nói tất cả người Việt Nam ở nước ngoài ngày nay đều được đảng và nhà nước cộng sản Hà Nội xem chung là người dân của mình hết cả. Như người dân hiện sống trong nước. Người đọc tuyệt nhiên không thấy trong 900 người tham dự Hội nghị có ai tỏ ra thắc mắc, ưu tư về tình trạng đất đai và hải phận bị mất vào tay giặc Tàu,về những trường hợp đảng và nhà nước bắt bớ, trù dập những người lên tiếng phản đối giặc Tàu xâm lược như cô Phạm Thanh Nghiên bị Tòa án Hải phòng xử 4 năm tù ở, 3 năm quản chế chỉ vì cô để trong nhà tấm bảng ghi câu “Hoàng Sa và Trường Sa là của tôi”, về thân phận những nhà báo đang bị tù tội, mất việc làm vì đã viết phơi bày ít nhiều sự thật của chế độ tham những, những người yêu nước đòi hỏi dân chủ và nhân quyền ôn hòa, hoàn toàn không bạo động, bi bắt giam và ra tòa lãnh án từ 5 năm đến 16 năm tù ở và từ 3 đến 5 năm quản chế (Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Trần Khải Thanh Thủy…), những người dân bị mất nhà cửa, ruộng vườn vì đại họa đảng viên cường hào ác bá cướp giật…

Bản báo cáo của ông Nguyễn Thanh Sơn chỉ lặp lại cụ  thể hơn, hay triển khai những chỉ thị của ông Dương Văn Lượng trong báo cáo trước đây. Hoàn toàn không có gì mới đáng quan tâm hơn.

Nhận xét về ngôn ngữ, cả hai ông Dương Văn Lượng và Nguyễn Thanh Sơn đều nói bằng lưỡi gỗ “Made in China”. Khi nói về đất nước, yêu nước, Tổ quốc… hai người đều né tránh tính từ “xã hội chủ nghĩa” khác hẳn các báo cáo trước dân chúng trong nước hay trong nội bộ. Hai người đều kêu gọi “người Việt hải ngoại thực hiện chủ trương hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc của đảng và nhà nước, với các chính sách mở rộng, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ”. Dương Văn Lượng và Nguyễn Thanh Sơn đều kêu gọi người Việt hải ngoại “hòa hợp ”, tức về với đảng cộng sản, chấp nhận theo chủ trương của đảng, mà không hề nói “hòa giải dân tộc” trong những tranh chấp do hoàn cảnh lịch sử tạo nên ngoài quyền lợi chính đáng của dân tộc .“Đại đoàn kết dân tộc” của hai ông Dương văn Lượng và Nguyễn Thanh Sơn không gì khác hơn là đại đoàn kết dưới trướng của đảng cộng sản. Bởi nhà nước là đảng. Cũng như vua Louis XIV của Pháp đã nói “Nhà nước là Ta”. Đảng cộng sản luôn luôn mang nặng mặc cảm tự tôn cho mình đứng trên dân tộc, nắm được chân lý lịch sử. Thái độ trịch thượng này, liệu có đảng viên lương thiện nào có thể chấp nhận được không?

b - Mở rộng mạng lưới tuyên truyền ra hải ngoại

Ông Nguyễn Thanh Sơn đặt trọng tâm trong công tác thông tin dành riêng cho cộng đồng người Việt hải ngoại như TV, báo in, báo điện tử của đảng, chính phủ, mặt Trận Tổ quốc… phải “cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật cho kiều bào về mọi mặt của tình hình đất nước”.

Vậy ông Nguyễn Thanh Sơn hãy phổ biến rộng rải cho cộng đồng người Việt hải ngoại biết rỏ ở Việt Nam ngày nay, chính quyền còn giam giữ bao nhiêu tù chính trị? Hãy công bố hồ sơ đất đai, lãnh hải, bị Tàu cưỡng chiếm và thái độ xử lý của đảng và nhà nước Hà Nội trong các vụ này, hợp đồng khai thác khoáng sản bô-xít với Tàu, nêu lên chi tiết cách sử dụng ngân sách quốc gia, tài sản riêng của đảng cộng sản và cách thủ đắc như thế nào? Tại sao Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất lại không có quyền biết đến tài sản của đảng? Đây là những thông tin rất bình thường về tình hình đất nước mà dân chúng ở bất kỳ một nước dân chủ nào cũng có quyền biết. Nay cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm lên tiếng đòi hỏi quyền được thông tin và quyền được biết sự thật về tình hình đất nước theo tập quán dân chủ của nước sở tại nơi họ đang sanh sống. Ít nhất, về các điều cụ thể trên đây.

Trong lúc đảng vẫn bưng bít kín sự thật, nhờ mạng lưới thông tin ngày nay, cộng đồng người Việt hải ngoại  đã biết được ít nhiều sự thật về các hồ sơ đen ấy nên đã tố cáo đảng và nhà nước thoả hiệp với Tàu nhượng đất và biển cho Tàu để đổi lấy chế độ được tồn tại lâu dài, có điều kiện tiếp tục vơ vét thêm nhiều tiền của của nhân dân nữa. Hiện tại, đảng ủy của 10 Tỉnh (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kontum, Bình Dương) ký kết với các xí nghiệp Tàu Bắc Kinh, Đài Loan và Hàn Quốc hợp đồng cho thuê dài hạn 50 năm có tái cứu xét 264.000 mẫu đất rừng khai thác kinh doanh? Các xí nghiệp ngoại quốc đang ồ ạt phá rừng, lấy gỗ, chiếm mặt bằng. Giai đoạn kế tiếp xây dựng khu cư xá, làng mạc cho công nhân người Tàu, Hàn Quốc do xí nghiệp đem tới. Cách làm ăn này của đảng cộng sản là phá hủy đất nước về các mặt chiến lược môi trường, kinh tế xã hội. Một thứ tội bán “trôn” (bán đại hạ giá) đất nước của đảng cộng sản. Đó là nói lên sự thật chủ trương của đảng và nhà nước cộng sản, chứ không phải bóp méo sự thật như ông Sơn nói. Trong chiến tranh vừa qua, đảng và nhà nước cộng sản Hà Nội tuyên truyền cho rằng, chính quyền Sài Gòn là “Mỹ Ngụy”, không có tính chính thống, tức một chính quyền không phải của nhân dân. Nhưng chính quyền miền Nam cho đến ngày 30/04/1975 chưa làm mất một tất đất vào tay giặc ngoại xâm. Trái lại, ngày 19/01/1974, Hải quân miền Nam anh dũng chiến đấu với quân Tàu xâm lược để bảo vệ Hoàng Sa, trong lúc đó đảng và nhà cầm quyền Hà Nội phổ biến trong nội bộ rằng, thà để cho Trung Quốc, một người anh em của phe xã hội chủ nghĩa chiếm giử Hoàng Sa, còn hơn là để cho “ngụy quyền” miền Nam. Qua phản ứng đó, Hà Nội đã bộc lộ rõ một chính quyền không tôn trọng chủ quyền quốc gia, trái lại còn đề cao tinh thần lệ thuộc Tàu. Chúng ta từ đây phải gọi những kẻ cầm quyền ở Hà Nội là Hán Ngụy (12) để làm bộc lộ bản chất bán nước của đảng cộng sản.

c – Tăng cường mạng lưới công an làm Thầy chùa ra hải ngoại

Về nhu cầu sanh hoạt tâm linh, ông Nguyễn Thanh Sơn lấy làm tiếc “trong nước chưa hỗ trợ được nhiều. Các phần tử phản động lợi dụng tình hình này đang tìm cách lôi kéo bà con vào các hoạt động tâm linh không lành mạnh hoặc đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, đất nước và dân tộc”.

Phải chăng để tăng cường sự hỗ trợ mà ngày 16/07/2009, tại trụ sở Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ủy Ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài với ông Nguyễn Thanh Sơn, và Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt nam, với Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt nam, đã cùng nhau ký kết một chương trình phối hợp công tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp Giáo Hội thực hiện công tác Phật sự đối với người Việt Nam ở nước ngoài, mở rộng quan hệ, hoạt động của Giáo Hội sang các nước có đông kiều bào sinh sống, tham gia vào các hoạt động vận động người Việt Nam ở nước ngoài do Ủy Ban, tức Ủy Ban về người Việt Nam ở nước ngoài, chủ trì. Ông Nguyễn Thanh Sơn vui mừng vì đây là lần đầu tiên nhà nước cộng sản ký kết với Giáo Hội Phật Giáo một chương trình hoạt động chung nhắm vào người Việt Nam ở nước ngoài (13).

Chúng ta phải hiểu ngày nay Hà Nội nỗ lực mở rộng và nâng cao việc thực thi NQ 36, mà thực chất của chương trình hoạt động chung này, không gì khác hơn là đưa đông đảo công an ra hải ngoại làm Thầy chùa, để vừa đánh phá uy tín Phật giáo, phá nát lòng tin tín ngưỡng chân chính của Phật tử hải ngoại gốc tỵ nạn cộng sản, làm tình báo và mượn danh nghĩa đạo kinh tài cho đảng.

Trong lời tuyên bố của Giáo Hội và của Ủy Ban Nhà nước hoàn toàn không thấy có chủ trương hoằng pháp, quan tâm tới đạo pháp, mà chỉ nhằm, qua ảnh hưởng tôn giáo, vận động người Việt hải ngoại theo NQ 36 đoàn kết dưới sự lãnh đạo của đảng. Chính sách muôn đời của cộng sản, khi tiêu diệt tôn giáo không được thì tha làm phước, nhưng phải biến tôn giáo làm công cụ phục vụ cho quyền lợi của đảng.

Ông Sơn nói “trong nước chưa hỗ trợ được nhiều”, tức chưa gởi ra hải ngoại đủ số công an làm Thầy chùa để quản lý hệ thống chùa chiền ở hải ngoại như đảng đang quản lý hệ thống chùa chiền ở Việt Nam?

Chúng tôi quả quyết ở hải ngoại không có những “phần tử phản động”, chỉ có những người tố cáo đảng và nhà nước đàn áp quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Đó là việc làm chính đáng để bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc và những quyền bất khả nhượng. Xâm phạm tới những quyền này mới đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, đất nước và dân tộc như chính đảng cộng sản chủ trương trong chính sách về tôn giáo của đảng.

Nhân đây, vì ông Sơn đặc biệt quan tâm đến tầm quan trọng của Phật giáo trong cộng đồng người việt hải ngoại, ông Sơn hãy cho chúng tôi biết trong chính sách về tôn giáo hải ngoại, đảng và nhà nước của ông đã đào tạo được bao nhiêu công an làm Thầy chùa và bố trí trụ trì bao nhiêu chùa ở hải ngoại? Đây là những Thầy chùa công an có nhiệm vụ làm suy đồi Phật pháp, làm nản lòng Phật tử chân chính, làm tan nát hệ thống chùa chiền xây dựng được từ sau những ngày đầu tỵ nạn, để trong những ngày tới, chỉ còn lại những chùa chiền theo hệ thống công an của đảng và Nhà nước mà thôi. Vì những chùa chiền này và Thầy chùa đều chỉ biết phục vụ đúng quyền lợi của đảng và nhà nước cộng sản.

d – Đảng kinh tài bằng xuất khảu lao động

Ông Sơn nhìn nhận “công tác quản lý xuất khẩu lao động còn một số yếu kém” . Ông Sơn nên nói rõ hơn cho đúng sự thật là, chính sách “Xóa đói giảm nghèo” và “Đề Án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động” với hệ thống Ngân Hàng Chính sách Nhà nước yểm trợ, đã trực tiếp làm hợp đồng cho vay có thế chấp bất động sản, giới thiệu người để hướng dẫn người đi lao động nước ngoài đi qua Anh làm việc, lương tháng 5.000 us$, trong 4 tháng sẽ đủ trả nợ ngân hàng. Nhưng trên thực tế là qua Anh trồng cần sa và lương chỉ có 350 Bảng anh/tháng. Người đi lao động, với số lương ấy, không đủ sống một mình tại Anh. Chỉ vài tháng sau, vì không trả được nợ cho ngân hàng thuộc chính sách xóa đói giảm nghèo nói trên, tài sản thế chấp của họ bị tịch thâu và phát mãi mà họ không còn được một đồng xu. Khi bị tai nạn chết, đại sứ quán không thèm ngó ngàng tới công dân của mình. Hiện tại, đảng và nhà nước không chấp nhận hồi hương những người đi qua Anh lao động theo hợp đồng với Ngân Hàng Chính sách Nhà nước vì đảng bảo đây là những người đi lao động bất hợp pháp (14) .

Ông Dương Văn Lương, thuộc Viện Khoa học Nhân văn Quân sự Bộ Quốc phòng và ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Hà Nội, nhìn nhận đây là “một số yếu kém” hay là sự lật lọng của đảng và nhà nước nhằm chủ yếu cướp đoạt tài sản cuối cùng của dân nghèo miền Trung ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh qua trung gian bất chính của các Ngân Hàng Chính sách và những tổ chức môi giới? Chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam là độc tài toàn trị thì không thể nói là không biết những hành động tội ác này được.

Hiện tại, ở trong rừng Tétéghem và Grande Synthe thuộc thành phố cảng Calais miền Bắc nước Pháp, cách Paris chừng 300 km, còn hơn 200 người tuổi từ 17 đến 45 đang sống trong cơ hàn, chờ mà chưa biết bao giờ sẽ tới phiên mình được đưa qua Anh lao động, tức trồng cần sa. Họ đã vay Ngân hàng Chính sách Nhà nước bằng thế chấp tài sản với số tiền từ 15.000 us$ để chi trả cho tổ chức tuyển dụ người đưa đi lao động ở Anh. Người hướng dẫn họ trên đường đi và quản lý họ tại nơi tạm trú trong rừng được biết là công an (15 ). Hai ông Dương Văn Lượng và Nguyễn Thanh Sơn có trách nhiệm làm sáng tỏ việc này, thật lòng bảo vệ quyền sống cho người dân trong nước, tốt hơn là lo o bế chiêu dụ người Việt hải ngoại trong lúc này. Hai ông hãy chỉ thị viên Đại sứ Hà Nội tại Paris tới Calais điều tra tình trạng thảm hại này để sớm cứu vớt những nạn nhân của chế độ xã hội chủ nghĩa của hai ông.

e – Giữ gìn và phát huy truyền thông tốt đẹp…

Ông Sơn cho biết “đảng và Nhà nước đang hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp dân tộc, phẩm giá của con người Việt Nam…”. Khi nói điều này, ông Nguyễn Thanh Sơn nên xem lại người Việt Nam ở nước ngoài có ai một lần vi phạm tội vào siêu thị ăn cắp có hệ thống, chở hàng ăn cắp về Việt Nam buôn bán như các vụ ở Nhật, Đức, Úc mà thủ phạm là nhân viên hãng Hàng không Việt Namdo đảng và nhà nước gởi đi công tác? Vụ Thứ trưởng thua đánh cá hằng triệu mỹ kim tiền viện trợ? Vụ PCI với Nhật mà phía Nhật đã xử lý đúng pháp luật. Còn đảng và Nhà nước Hà Nội đã làm tới đâu? Sao không biết xấu hổ với người ta? Nhân viên Hàng không cầm nhiều trăm ngàn tiền mặt vào Úc bị bắt. Và nhiều lần. Tiền ở đâu có nhiều vậy? Và cầm để làm gì cho cảnh sát Úc bắt? Vụ Tổng giám đốc hãng bia ăn cắp mắt kiếng ở Thái Lan, Giám đốc bệnh viện ăn cắp rượu ở Singapore? Vụ Đại diện nhà nước Hà Nội buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi, vụ Đại sứ Lê Bằng mò sò bị cảnh sát Mỹ bắt, vụ Tòa Đại sứ Hà Nội dính dấp tới tham nhũng trong việc cấp visa ở Ch Czech bị chính phủ CH Czech cấm người Việt Nam nhập cảnh trong một thời gian dài? Vụ phản văn hóa trắng trợn hơn hết là đại biểu Quốc hội Hà Nội tuyên bố trước Quốc hội Âu châu rằng, dân việt nam không cần tự do ngôn luận? Ông Sơn dạy “giữ gìn phẩm giá con người Việt Nam, tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp với nhân dân sở tại”. Vi phạm luật pháp quốc tế, ăn cắp hàng Siêu thị, tham nhũng hối lộ không xét xử, đó là những ấn tượng tốt đẹp với nhân dân sở tại ư? Hay hình ảnh Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Hà Nội còn có thể xấu hơn nữa? Ông Sơn nói về “phẩm giá, về ấn tượng tốt đẹp…” không khác kẻ cướp nói về đạo đức, lương thiện, gái điếm to mồm nói về tiết hạnh khả phong. Ấn tượng tốt đẹp, mà sao Giám mục Ngô Quang Kiệt, lúc xảy ra vụ ăn tại cắp siêu thị ở Nhật, lớn tiếng nói rằng, “Tôi lấy làm nhục nhả khi phải cầm hộ chiếu Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra nước ngoài”?

f – Trí thức phản biện là chống đảng

Ông Nguyễn Thanh Sơn kêu gọi trí thức, chuyên gia, doanh nhân người Việt ở nước ngoài về góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong lúc đó đảng và Nhà nước ngược đãi trí thức trong nước.

Đối với trí thức, ngày 24 tháng 7 năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2009 để hạn chế và kiểm soát các nghiên cứu của giới trí thức trong nước. Nội dung của Quết Định 97 nêu rõ trong Điều 2, khoản 2 về cá nhân thành lập tổ chức khoa học công nghệ “nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chánh sách của đảng, nhà nước, cần gởi ý kiến đó cho cơ quan đảng, nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hay gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ”. Phân tích kỹ thì ta thấy Quyết định 97 này chứa đựng rõ ràng những chủ trương độc tài và các biện pháp đàn áp các quyền tự do căn bản của những người làm khoa học ở trong nước. Dụng tâm của quyết định là tìm cách ngăn chặn những tiếng nói xây dựng chân thành nhưng rất thẳng thắng về những vấn đề bức xúc của đất nước. Từ ngữ phản biện trên đây chứa đựng nội dung nhận xét, đánh giá một đề án, một công trình hay một chính sách của một cá nhân, một đoàn thể hay của một chính phủ đã, đang hoặc sẽ được thi hành nhưng muốn công việc phản biện có hiệu quả thì nó phải mang tính công khai, minh bạch, độc lập và tự do. Để phản đối Quyết định 97 này, ngày 14/09/2009, Viện Nghiên cứu phát triển (IDS), một cơ quan nghiên cứu độc lập, chỉ nhằm góp ý cho chính phủ, cho các cơ quan công quyền một cách xây dựng để sửa chửa sai lầm, đã công bố tự giải thể vì không thể tiếp tục hoạt động theo sứ mạng phát triển đất nước. Quyết định này sẽ làm đất nước tụt hậu hơn nữa khi chính quyền không chịu nghe những ý kiến xây dựng của các chuyên gia trong nước.Trước hành động ngang ngược của chế độ Hà Nội, giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về tình hình Á châu Thái Bình Dương của Úc đã đưa ra nhận định sau đây: “Từ đây Việt Nam sẽ bị trở ngại nặng nề, vì nhà nước sẽ thiếu những quan điểm khác biệt, mặc dù có thể gây ra những tranh cãi, nhưng vẫn giúp cho chính quyền thấu hiểu mọi mặt của nhiều vấn đề và đưa ra những chính sách khôn ngoan trong việc hội nhập với thế giới. Việc ngăn cấm những nhà trí thức lên tiếng, gạt bỏ những đóng góp của họ là một bước lùi của Việt Nam, và sẽ khiến Việt Nam dần dà không còn cạnh tranh hiệu quả với thế giới(16). Về vấn đề phản biện có lẽ cấn phải nhắc lại ở đây phản ứng của ông Nguyễn văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an rằng: “Đảng lãnh đạo, không phản biện gì hết. Phản biện là chống đảng”!

Khi biết rỏ bộ mặt thật của đảng và nhà  nước cộng sản đối với trí thức, cụ thể như trường hợp với giáo sư toán học Hoàng Tụy. Hưởng ứng chủ trương cải tổ giáo dục, ông đưa ra đề nghị phải cải tổ từ gốc, tức thay đổi toàn bộ triết lý giáo dục hiện nay và ông cho rằng việc “cải cách giáo dục hiện nay chỉ là một hành động vá víu, tạm thời, khiến nhiều thế hệ học sinh trở thành một vật thí nghiệm cho một chính sách giáo dục nửa vời”. Nói một cách tóm tắt, theo ông Hoàng Tụy, thì giáo dục Việt Nam hiện nay sa sút vì quản lý kém, và cần cải cách có hệ thống, chớ không đổi mới vụn vặt. Rất tiếc những đề nghị chí lý của ông không được những người có thẩm quyền quan tâm lắng nghe.

Qua vài trường hợp điển hình như trên đây, chúng tôi chắc chắn những trí thức Việt Nam biết tự trọng ở nước ngoài, dù có tâm huyết cách mấy đi nữa, cũng không thấy phấn khởi đi về góp phần xây dựng đất nước trong lúc này.

Đối với doanh nhân ở trong nước, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không biết tôn trọng quyền làm ăn của họ, trái lại còn tìm cách bắt bớ và cướp giựt tài sản của họ. Còn hưởng ứng lời kêu gọi về làm ăn, thì có vụ Trịnh Vỉnh Bình và Nguyễn Gia Thiều cần nhắc lại đây như hai trường hợp điển hình.

Năm 2005, vụ án Trịnh Vĩnh Bình làm sôi động dư luận người Việt trên toàn thế giới vì bị kiện tới Tòa án quốc tế tại Thụy Điển. Ông Bình vào đầu thập niên 90 đã mang từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư khoảng 4 triệu đô-la. Khi số tài sản của ông Bình lên tới khoảng 20 triệu đô-la thì bị công an gài bẫy. Bị vào tù và tài sản bị cướp trắng. Vụ án này liên quan tới Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, dính líu tới một số nhân vật quan trọng trong bộ máy chính quyền. Nghe chừng khó thắng kiện trước Tòa án quốc tế và để tránh xấu hổ trước dư luận, nhà cầm quyền Hà Nội đã điều đình hoàn trả cho ông Bình một số tiền thiệt hại khá lớn để chấm dứt vụ tranh tụng.

Vụ thứ  hai khá ồn ào được người trong nước chú ý nhiều liên quan tới một việt kiều ở Pháp là ông Nguyễn Gia Thiều. Ông này bị xử 20 năm tù về tội “buôn lậu trốn thuế” và phải nộp phạt 130 tỷ đồng.

Một số nhà đầu tư người việt ở nước ngoài cho biết rằng chỉ số an toàn nguồn vốn kém bảo đảm vì phải dựa vào một nhân vật quyền thế ở trong nước. Tội “ trốn thuế” thường được nhà cầm quyền dựa vào để có cớ “quản lý tài sản” cũng như bắt giam người đầu tư. Vì luật pháp không minh bạch nên nhiều người đầu tư phải bỏ của chạy lấy người.

Có lẽ cũng nên nhắc lại rằng quốc nạn tham nhũng làm nhiều nhà đầu tư nước ngoài ngao ngán và đồng thời còn là một trở ngại rất lớn cho sự phát triển đất nước Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) ngày 18/11/2009 đã công bố Việt Nam là một trong những nước “có hạng” về tham nhũng. Theo chỉ số tham nhũng (Corruption Perception Index), Việt Nam được xếp hạng 120/180. Việt Nam cùng với Philppines, Đông Timor, Cambodia, Lào và Miến Điện là những nước “đội sổ” trong khu vực Đông Nam Á về tham nhũng (17).

Trước thực tế ngược đãi trí thức và doanh nhân, chắc chắn đại đa số người Việt hải ngoại có thừa khôn ngoan để không hăng hái về hợp tác trong lúc này.

Kết thúc bản tổng kết Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Sơn cho rằng Hội nghị là “cơ sở quan trọng phục vụ tổng kết việc thực hiện NQ 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài vào năm 2010 và qua đó phát huy trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào việc chuẩn bị cho Đại Hội XI của đảng”.

Chúng tôi nghĩ rằng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chỉ có một số rất ít người mới hưởng ứng NQ 36 và Chương trình hành động của chính phủ Hà Nội về công tác đối với Người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những “thằng ngốc hữu ích”, nói theo Lenin. Người cộng sản cho họ là “hữu ích”, bởi họ là những người chạy theo chế độ, nịnh bợ chế độ, tự nguyện làm lợi không công cho chế độ, còn “ngốc” là vì ngây thơ bị một chế độ vô ơn bạc nghĩa lợi dụng mà không biết.

III- Đánh giá tổng kết Hội nghị

Nhìn chung Hội nghị người Việt ở nước ngoài hôm 26/11/2009 tại Hà Nội chỉ là cơ hội  để đảng và nhà nước cộng sản tuyên truyền chính sách đường lối của mình với cộng đồng người Việt hải ngoại, đánh giá cao địa vị và vai trò của người Việt hải ngoại trong sự hợp tác xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Hà Nội kêu gọi người Việt hải ngoại đoàn kết với cộng đồng dân tộc, nhưng phải đoàn kết dưới trướng của đảng cộng sản Việt Nam. Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không nhắc sự việc vì sao lại có khối 4 triệu người Việt sinh sống ở hải ngoại ngày nay để Hà Nội kêu gọi họ đoàn kết và về giúp nước. Số người Việt ỏ hải ngoại lên tới 4 triệu phải hiểu đã có không dưới nửa triệu là bà con ruột thịt của họ đã bỏ mình trong lòng đại dương khi vượt biển, chết dọc đường rừng núi trên đường đi tìm tự do vào những năm 89/90 khi các trại tỵ nạn hải đảo đóng cửa. Cũng chỉ vì bị cưỡng bách, áp đặt của chế độ xã hội chủ nghĩa trên cả nước mà Hà Nội đã gây ra thảm họa cho dân tộc. Đảng và nhà nước cộng sản Hà Nội chưa bao giờ biết nhận lỗi, biết sám hối những tội ác tày trời của mình đối với dân tộc. Chí ít, những lời hối tiếc về những tội ác ấy, cũng không. Đảng cộng sản lúc nào cũng cho mình không bao giờ sai lầm (!).

Trái lại, với thái độ của kẻ lãnh đạo lương thiện, có văn hóa cao, Nhật Hoàng và chính phủ Nhật thành tâm cúi đầu nhận lỗi đã gây ra thảm cảnh chiến tranh trước các dân tộc nạn nhân ở Á châu.

Gần  đây, Giáo Hoàng ở Vatican tỏ lời xin lỗi các nước ở Âu châu vì trong Thế chiến II Vatican đã có thời gian ngắn cộng tác với Đức Quốc Xã.

Xin lỗi chỉ là cử chỉ nói lên sự biết lỗi của người làm lỗi. Nhưng quan trọng, đó là cử chỉ  của người văn minh vì có văn hóa.

Đảng cộng sản Việt Nam chẳng những không biết xin lỗi đồng bào, mà còn chủ trương đập phá những mộ bia, những tượng đài kỷ niệm thuyền nhân trên các đảo tỵ nạn ở Indinesia, Malaysia. Phải chăng làm như vậy, Hà Nội muốn quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, thực hiện tinh thần Nghị Quyết 36? Qua những hành động thô bạo đó, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam công khai biểu lộ lòng thù hận đối với cả những tấm bia đá, tức thù hận cái quá khứ của khối người Việt hải ngoại, thế mà còn can đảm ca ngợi họ là “khúc ruột ngàn dặm”, “một bộ phận dân tộc không thể tách rời”, bảo họ “hãy quên đi quá khứ, cùng nhìn về tương lai”, và còn mời gọi họ về hợp tác xây dựng đất nước nữa!

Thử  nhìn lại cái gọi là đảng đang lãnh đạo đất nước có hơn 3 triệu đảng viên, có ai là người được nhân dân tín nhiệm và chọn lựa không? Thế mà 15 nhân vật của Bộ Chính trị lại nắm trọn quyền sinh sát cả dân tộc, không chia sẻ, không khoan nhượng, còn thẳng tay đàn áp những người yêu nước lương thiện muốn đóng góp ý kiến cải thiện chế độ, xây dựng đất nước.

Vậy thử  hỏi đảng đảng  và nhà nước cộng sản có  phải là những người thật lòng biết quí trọng giá trị con người hay chỉ biết ham mê của cải và cần sử dụng sự hiểu biết của kiều bào hải ngoại cho ích lợi riêng của nhóm cầm quyền?

Nếu biết trọng người, họ đã không có thái độ lớn lối, cao ngạo của “người thắng trận”, của kẻ cầm quyền như thế. Vẫn là thái độ kiêu căng vô lối của kẻ thành công nhờ tài dối trá và bạo lực, nên không cần nghe ai ngăn cản hay phản biện. Họ chỉ cần dạy bảo, ban ơn, ban phát bằng khen, huân chương. Những điều này, chỉ có những người thiếu nhân cách và thiếu tự trọng mới có thể cúi đầu tiếp nhận.

Rất tiếc trong Hội nghị đã không có đại biểu dám lên tiếng đặt vấn đề trọng đại về lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo, về bảo vệ ngư dân, về khai thác bô-xít, về đảng là một hệ thống tham nhũng,về Nghị quyết 97, v.v…

Biết trước bản chất trịch thượng, kẻ cả và vô ơn bạc nghĩa của đảng cộng sản nên tuyệt đại đa số người Việt ở nước ngoài vẫn thờ ơ, trong khi vốn liếng vật chất và nhân sự của khối người Việt hải ngoại vô cùng phong phú, như một khối vàng ròng  của cả 2, 3 thế hệ. Sức mạnh này vẫn ở ngoài tầm huy động của thứ chính quyền độc đoán và tham lam.

Chỉ khi nào ở Việt nam có một chế độ dân chủ tự do thật sự không xã hội chủ nghĩa, thì lúc ấy, chỉ lúc ấy, người Việt hải ngoại sẽ tức khắc cùng nhau mang  tài sản và hiểu biết về giúp đất nước quê hương, không một chút e ngại đắn đo. Lúc ấy, chỉ cần một thời gian ngắn đủ cho Việt Nam vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các nước láng giềng.

Yêu nước, giữ nước và xây dựng đất nước, đó chính là Văn hoá Việt nam muôn đời. Hội nghị này có riêng một Ban hội thảo về Văn hoá Dân tộc. Nhưng diễn đàn này đã không dám đặt vấn đề quan trọng, vấn đề cốt lõi là văn hoá chính trị đã có trong nếp sống văn hóa dân tộc. Khi đất nước bị một chế độ bạo ngược cai trị, thì phải thay đổi chế độ ấy bằng một chế độ của dân, do dân, vì dân. Tức một chế độ mà người dân có thực quyền kiểm soát hữu hiệu và thường xuyên người cầm quyền. Bởi vì không có gì vô văn hoá, phản văn hóa hơn là người cai trị dân của mình lại cậy độc quyền về quyền lực tước đoạt hết mọi quyền tự do của dân, chỉ nhằm phục vụ riêng cho lợi ích của phe nhóm cầm quyền như hiện nay ở Việt Nam.

Trên thực tế ngày nay, ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đảng viên chức vụ càng cao, quyền hành càng mạnh, thì càng giàu sụ trong lúc đó người dân ngày càng nghèo và càng bị kẻ cầm quyền trấn lột. Quan chức cướp đoạt tài sản của dân chúng trở thành phổ biến. Điển hình, ngày 30/11/2009, tại Đồng Muối, Khu Tân Bình, Phường Phước Long, Nha trang, hàng ngàn người dân tập trung biểu tình phản đối nhà cầm quyền địa phương cườp đất đai của họ. Lập tức hàng trăm công an trang bị roi điện, dùi cui, vòi ròng, xe xúc đất, đã kéo tới giải tán biểu tình. Có nhiều người bị thương và 13 người bị bắt, ném lên xe chở đi (18).

Ông Nguyễn Minh Triết gần đây vẫn khẳng định “Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (19).

Mà con đường này, theo tiến sĩ Vũ Minh Khương ở Việt nam thì chỉ là “con đường lùi… rộng rải thênh thangmà  thôi! (20)

Ai cũng thấy, chính vì đảng cộng sản đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong mấy chục năm qua nên hiện nay nuớc ta, dù có tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn còn lạc hậu khá xa so với các nước láng giềng. Thế mà ông Nguyễn Minh Triết vẫn kêu gọi nhân dân xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa. Vậy thì về phiá chúng ta, người Việt ở nước ngoài cũng phải kiên định con đường bất hợp tác với Hà Nội. Đồng thời chúng ta cần nỗ lực tranh đấu cho Việt Nam có được càng sớm càng tốt một chế độ dân chủ thật sự, chớ không phải một chế độ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” như hiện nay (21).

Dân chủ thật sự có nghĩa là:



  • dân chủ đa đảng, chớ không phải độc đảng như hiện nay,

  • phải có ứng cử và bầu cử tự do, chớ không phải “đảng cử, dân bầu” như hiện nay,

  • phải thực hiện các quyền tự do căn bản phổ quát của nhân dân theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, chớ không phải theo các quyền tự do bánh vẽ đã ghi trong Hiến pháp 1992 như hiện nay,

  • phải thực hiện tam quyền phân lập hoàn toàn độc lập với nhau, chớ không phải một sự phân nhiệm 3 quyền đó dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng như hiện nay.


Paris, ngày 19/02/2010

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

TÌNH ĐỒNG MINH VÀ HẬU TRƯỜNG CUỘC HOÀ ĐÀM PARIS NĂM 1973

Sơn Tùng


Từ lâu, mọi người đều biết Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chịu áp lực nặng nề của Hoa Kỳ để phải chấp nhận tham dự cuộc hòa đàm Paris năm 1973. Nhưng, áp lực như thế nào thì sự thật chỉ được đưa ra ánh sáng dần dần, mỗi ngày một ít.


Áp lực bắt đầu từ cuối năm 1968 khi cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ bước vào giai đoạn chót giữa Richard Nixon (Cộng Hòa) và Hubert Humphrey (Dân Chủ). Đảng Dân Chủ Mỹ đã đưa Humphrey ra tranh chức tổng thống sau khi TT Johnson quyết định không ra tái tranh cử vì vụ Tết Mậu Thân làm mất sự ủng hộ của cử tri Mỹ đã chán Chiến tranh Việt Nam.


Chiến tranh VN trở thành vấn đề số 1 của cuộc tranh cử và Humphrey chỉ có hy vọng thắng với sự giúp sức của TT Johnson bằng cách ngưng oanh tạc Bắc Việt và khai thông hòa đàm Paris. Ngày 1.11.1968, TT Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc Bắc Việt đồng thời áp lực TT Thiệu cử phái đoàn VNCH sang Paris tham dự hòa đàm, mở ra một triển vọng hòa bình, giải quyết cuộc chiến tranh, đưa tù binh Mỹ về nước.


Ngược lại, Nixon muốn đắc cử phải phá hòa đàm và xúi giục TT Thiệu “đừng đi Paris” khiến đảng Dân Chủ bi “sa lầy” trong chiến tranh VN đang bị dân Mỹ chống đối với phong trào “phản chiến” ngày càng lớn mạnh.


Về phần ông Thiệu cũng có mưu lược riêng của mình. Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết như sau:


“Ông Thiệu biết quá rõ về lập trường của ông Humphrey. 'Nếu ông ta thắng cử thì có nghĩa là sẽ có một chính phủ liên hiệp (với cộng sản) trong vòng sáu tháng; còn nếu Nixon thắng thì ít ra cũng còn có hy vọng'. Ông kể lại cho chúng tôi nghe vào một buổi chiều mùa xuân năm 1985 tại Luân Đôn. Ông cho rằng sau khi có một chính phủ liên hiệp thì Mỹ sẽ rút đi hết, để mặc Việt Nam Cộng Hòa cho số phận quyết định. Bởi vậy, ông đánh một ván bài liều. Kế hoạch của ông Thiệu là cố gắng trì hoãn quyết định  của Tổng thống Johnson về việc ngưng oanh tạc Bắc Việt và về việc Việt Nam Cộng Hòa tham dự Hòa đàm Paris.” (ngưng trích)


Thế nhưng, ba hôm trước ngày bầu cử, TT Johnson đã công bố quyết định ngưng oanh tạc Bắc Việt, đồng thời khai mạc cuộc hòa đàm Paris mà không cần có sự tham dự của VNCH. Sự tẩy chay hòa đàm Paris của VNCH, cộng với việc ông Thiệu tuyên bố việc ngưng oanh tạc Bắc Việt là quyết định đơn phương của Tòa Bạch ốc, đã giúp ông Nixon thắng cử.


Nhưng sau khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, ông Nixon đã trả ơn ông Thiệu bằng cách là làm y hệt TT Johnson trước ngày bầu cử: thúc hối VNCH tham dự hòa đàm Paris! Về việc này, Ông Nguyễn Tiến Hưng đã viết như sau trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”:


“Một tuần lễ sau khi bầu cử, ngày 11.11, Nixon tuy đã thắng nhưng chưa chính thức nhậm chức (ngày 20 tháng giêng 1969 mới đăng quang) đã tới thăm Johnson tại Bạch Cung và được hướng dẫn về chính sách đối ngoại. Cuối phiên họp, khi bàn về Việt Nam, Nixon tuyên bố: 'Chính phủ Johnson không những có thể hành động nhân danh chính quyền hiện nay mà còn nhân danh cả toàn quốc, và như thế có nghĩa là nhân danh cả chính quyền (của Nixon) sắp tới nữa.' Khi tin này được công bố, báo chí lập tức giải thích câu phát biểu của Nixon là chính tổng thống tân cử cũng đã bắt đầu làm áp lực với ông Thiệu.” (ngưng trích)


Áp lực ấy cứ tăng dần qua nhiều viên chức khác nhau, nhưng nặng nhất là qua Henry Kissinger, Cố vấn An ninh của TT Nixon tại Bạch Cung. Kissinger vừa trực tiếp thương thuyết với phái đoàn Cộng sản Bắc Việt tại hòa đàm Paris, vừa gây áp lực với Tổng thống Thiệu tại Sài Gòn, vừa đóng vai trò “quân sư” cho TT Nixon để ép buộc VNCH ký vào bản Hiệp định “chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình” mà Hoa Kỳ đã thỏa thuận với CS Bắc Việt, để người Mỹ có thể rút khỏi Việt Nam “trong danh dự”.


Bản dự thảo hiệp định này với những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho VNCH nên ông Thiệu đã nhiều lần chống đối khiến ông Nixon tức giận đến phát khùng và đã gửi cho TT Thiệu những văn thư vào cuối tháng 1.1973 với lời lẽ gay gắt và đe dọa cắt viện trợ để trừng phạt. Nội dung những bức thư này (do chính Kissinger thảo) được biết đến từ lâu, nhưng gần đây với việc công bố 36 cuốn băng dài 154 giờ ghi lại những cuộc đàm thoại tại Bạch Cung thời Nixon trong hai tháng 1 và 2 năm 1973, nhiều bí mật về Việt Nam vào giai đoạn ấy đã được đưa ra ánh sáng.


Thời gian này là giai đoạn cuối của hòa đàm Paris, sau khi TT Nixon ra lệnh đình chỉ oanh tạc Hà-nội và Hải-phòng vào cuối tháng 12.1972. Phần lớn nội dung 36 cuốn băng này là những cuộc thảo luận giữa TT Nixon và Cố vấn Anh ninh quốc gia Kissinger.


Trong cuộn băng ghi lại cuộc thảo luận giữa Nixon và Kissinger ngày 20.1.1973, Kissinger nói:


 


- Điều chúng ta nên viết vào bức thư của ông (để gửi cho ông Thiệu) là ông ta phải trả lời trước trưa ngày mai rằng ông ta có đồng ý để chúng ta sơ thự (ký tắt) vào bản hiệp định hay không...



TT Nixon:


- Các lãnh tụ ở quốc hội... sẽ hành động để cắt viện trợ. Điều ấy có đi quá xa không? Nói cách khác, tôi không biết sự đe dọa có đi quá xa hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều mẹ gì, thế đó, hay để cắt đầu hắn nếu cần. (Nguyên văn: “The congressional leaders... will move to cut off assistance. Is that going too far? In other works, I don't know whether the threat goes too far or not, but I'd do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.”)


Ngày hôm sau, 21.1.1973, TT Thiệu nhượng bộ. Những gì xảy ra sau đó được ông Nguyễn Tiến Hưng ghi lại như sau:


“Ngày 21 tháng 1, TT Thiệu họp với Đại sứ Bunker để trao văn thư gửi TT Nixon, thông báo VNCH sẽ ký bản Hiệp Định.


Ngày hôm sau Nixon hồi âm:


White House


Ngày 22 tháng Giêng 1973


Thưa Tổng thống,


... Với lòng can đảm và kiên trì, Ngài đã bảo vệ được quyền lợi của dân tộc Việt Nam trong công cuộc theo đuổi mục tiêu duy trì tự do và độc lập.


Trân trọng,


Richard M. Nixon



Trong bầu không khí xám ngắt, lạnh lẽo và mưa sụt sùi buổi xế trưa ngày Thứ Ba, 23 tháng Giêng hồi 12 giờ 45, hai ông Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã phê chuẩn Hiệp Định Paris tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Tế, Khách sạn Majestic, Đại lộ Kleber. Hai bên giằng co về số trang và so sánh bản văn rồi phê chuẩn vào 36 chỗ. Ông Kissinger ký tắt bằng hai chữ 'HK' (Henry Kissinger) và ông Lê Đức Thọ ký vỏn vẹn 'Thọ'. Kissinger dùng một số bút mực và tặng cho bộ tham mưu của ông mỗi người một cái. Lê Đức Thọ thì đưa bút của mình cho Kissinger 'để nhắc Hoa Kỳ về việc thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định này'. Vừa ký xong, Kissinger vội bay về Washington.


Ngày 27 tháng Giêng, Ngoại trưởng Mỹ William Rogers và Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Lắm đồng ký Hiệp Định. Hiệp Định Paris bắt đầu có hiệu lực.” (ngưng trích)


Trên thực tế, bản Hiệp định Paris chẳng bao giờ có hiệu lực. Tất cả những thủ tục bên ngoài, giấy tờ... chỉ là một trò bịp trên vận mệnh của Việt Nam Cộng Hòa và tương lai của mười bảy triệu dân miền Nam VN. Người Mỹ chỉ cần một bản hiệp định có chữ ký của VNCH để bỏ rơi đồng minh “trong danh dự”. Cộng sản BV chỉ cần cô lập và trói tay VNCH trước khi dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Bản Hiệp định Paris 1973 là dấu tích của lừa lọc, phản bội trước sự làm ngơ của cả thế giới mà sau đó hai thủ phạm Lê Đức Thọ và Henry Kissinger đã được Na-uy trao Giải Nobel Hòa Bình!


Một câu hỏi đáng được đặt ra: Nếu năm 1973 TT Nguyễn Văn Thiệu cương quyết chống lại áp lực của TT Nixon, nhất định không chấp nhận Hiệp định Paris thì việc gì sẽ xảy ra?


Trả lời: Ông Thiệu có thể sẽ “mất đầu” giống như số phận TT Ngô Đình Diệm mười năm trước, và sẽ có người khác làm theo ý muốn của người Mỹ.


Năm 1963, ông Ngô Đình Diệm chết vì ngăn cản người Mỹ vào Việt Nam.


Năm 1973, nếu không nhượng bộ, ông Nguyễn Văn Thiệu cũng có thể đã chết vì ngăn cản người Mỹ rút khỏi Việt Nam.


Nếu việc ấy xảy ra thì đó chỉ là sự “khác nhau nhỏ” giữa hai cái chết trong lịch sử bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, một trang sử đen tối mà ta chỉ nên trách ta khi quá tin vào tình đồng minh mà không hiểu rằng “đồng minh” chỉ có nghiã là “đồng quyền lợi”. Một khi quyền lợi trở nên mâu thuẫn thì không có nước nào hy sinh quyền lợi của nước mình cho quyền lợi nước khác, và lại càng không có chính trị gia nào hy sinh quyền lợi chính trị của mình vì một “đồng minh” nào khác.


Quân dân miền Nam Việt Nam chỉ hiểu được điều ấy khi đã quá muộn. Nhưng bài học đắt giá ấy có giúp gì được cho cuộc chiến đấu vẫn còn đang tiếp tục để giải thoát đất nước Việt Nam khỏi chế độ cộng sản?


 


Một câu hỏi không thể không đặt ra: Phong trào Dân Chủ tại Việt Nam ngày nay có thể trông đợi gì ở người Mỹ một khi Hoa Kỳ đã thiết lập bang giao với “kẻ thù xưa” Cộng sản VN, và có cùng quyền lợi với chính quyền Hà-Nội về kinh tế cũng như quân sự trong cuộc “Chiến tranh Lạnh” loại mới đang thành hình để đối phó với tham vọng bành trướng của bá quyền Bắc Kinh tại Á Châu?


Vật đã đổi sao đã dời kể từ ngày máu người Việt và máu người Mỹ đã cùng đổ ra trên mảnh đất miền Nam VN để chống lại kẻ thù chung cộng sản; ngày nay để tránh những sai lầm và thất bại trong quá khứ, người Việt Nam yêu tự do cần thay đổi cái nhìn và thay đổi cách hành động.


Sơn Tùng


Tháng 3.2010

FBI Kêu Gọi Đồng Bào Hợp Tác

Tổng Cục II - 1 of 6

Tổng Cục II - 2 of 6

Tổng Cục II - 3 of 6

Tổng Cục II - 4 of 6

Tổng Cục II - 5 of 6

Tổng Cục II - 6 of 6

nguyen chi vinh 1 of 8

nguyen chi vinh 2 of 8

nguyen chi vinh 3 of 8

nguyen chi vinh 4 of 8

nguyen chi vinh 5 of 8

nguyen chi vinh 6 of 8

nguyen chi vinh 7 of 8

nguyen chi vinh 8 of 8