Các "chính trị gia" hải ngoại cần nhớ,
xin đừng quên Việt Nam năm nay đứng vị thế nào trong khối ASEAN. Vì sao Mỹ hợp tác quân đội bảo vệ lãnh hải Thái Bình Dương. Thập niên này là thập niên nào trong thế kỷ mới. Cơ hội thứ hai của Mỹ trong vùng Á Châu.
NẾU NHƯ HẢI NGOẠI KHÔNG LO TẬP TRUNG NHÌN VÀO NHỮNG KHÍA CẠNH NÀY, ĐỂ ĐỨNG HẲN VÀO LỢI THẾ ĐÓ, THÌ VIỆT TỘC MÃI MÃI BỊ THẤT BẠI VÀ CHIA RẼ.
===========================================================================================================
===========================================================================================================
Cập nhật lúc 19:51, Thứ Năm, 08/04/2010 (GMT+7)

Tham dự HNCC ASEAN 16 tại Hà Nội có lãnh đạo cấp cao các nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, đại diện cơ quan liên chính phủ, đại diện đoàn ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế, các bộ, ban, ngành.
Riêng Thủ tướng Thái Lan không tham dự Hội nghị do tình trạng khẩn cấp chính trị trong nước.
ASEAN và sứ mệnh xây dựng Cộng đồng chung
ASEAN đang hướng tới việc hình thành một cộng đồng chung vững mạnh như EU từng thành công. Sau 4 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN được đánh giá đã trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết với 10 quốc gia thành viên.
Tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với cơ sở pháp lý hoạt động là một Hiến chương chung, ASEAN kỳ vọng trở thành một Cộng đồng đoàn kết, hợp tác chặt chẽ cũng như ASEAN đóng vai trò trung tâm, nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010, khi đề cập việc thực hiện mục tiêu này cho rằng ASEAN cần nỗ lực nhiều hơn để Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống, nhất là việc hoàn tất các văn kiện pháp ký liên quan, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động mới của ASEAN.
Ông cũng nhấn mạnh việc đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận về xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó cần coi trọng "văn hóa thực thi".
"Mục tiêu này đã có những tiền đề quan trọng do kết quả hợp tác ASEAN sau hơn 4 thập kỷ qua… Điều quan trọng chúng ta cần phải có quyết tâm cao và hành động mạnh mẽ hơn, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích chung của cả khu vực, nâng cao chất lượng của "sự thống nhất trong đa dạng" của Hiệp hội", Thủ tướng nhấn mạnh.
Đẩy mạnh liên kết tiểu vùng Sông Mekong
Phục hồi kinh tế và phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN. Thủ tướng Việt Nam kiến nghị 3 điểm: ASEAN nên đẩy nhanh liên kết kinh tế và tìm ra mô hình phát triển bền vững phù hợp, tăng cường hợp tác kinh tế tài chính Đông Á, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm, thúc đẩy các giải pháp toàn cầu.
Riêng về liên kết nội khối, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ hơn về hạ tầng - giao thông và công nghệ thông tin, nhất là ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong.
Ông cũng đề nghị xem xét và thông qua một Tuyên bố chung về phục hồi và phát triển bền vững, để thể hiện cam kết và phương hướng hành động của ASEAN.
Nước chủ nhà ASEAN 2010 cũng kêu gọi liên kết hành động để đối phó với biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, thiên tai và dịch bệnh đang đe dọa thường xuyên và trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị an ninh, phát huy vai trò là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh và an toàn trên biển, tăng cường quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN…