Trang

Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

Trung Quốc - Trùm gián điệp công nghệ

Trong những năm gần đây thế giới thường xuyên được nghe tới các phi vụ gián điệp kinh tế và công nghệ. Vụ một kỹ sư Boeing mới bị kết tội làm gián điệp cho Trung Quốc là điển hình. Mỹ là mục tiêu số 1 của các phi vụ gián điệp trong khi Trung Quốc sở hữu một danh sách dài các điệp viên.


Dongfan Chung (giữa)

1. Công nghệ bị đánh cắp, công ty bên bờ phá sản

Recon Optical là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực quân sự của Mỹ tại Michigan. Năm 1986, công ty này liên kết với Israel để phát triển một loại kính phục vụ cho cả hai lĩnh vực quân và dân sự. Recon đã phải trả một giá vô cùng đắt cho sự hợp tác này.

Trong quá trình làm việc, bằng cách nào đó, 3 sĩ quan quân sự của Israel đã lấy trộm được hơn 50.000 trang thông tin về công nghệ sản xuất về các kĩ thuật trong quá trình mài kính của Recon. Ba người này đã chuyển thông tin về nước cho một công ty cạnh tranh với Recon tên là El Op Electro-Optics Industries. Việc đánh cắp được loại công nghệ này góp phần quyết định trong việc chế tạo ra kính vệ tinh dò tìm chịu lực đầu tiên Ofek-3 của Israel.

Ngược lại do bị phá vỡ thế gần như độc quyền trong ngành này, Recon trở nên vô cùng điêu đứng và đã đứng trước nguy cơ phá sản.

2. Đổi công nghệ hàng triệu đô lấy 26.000 USD

Harold C. Worden trước khi nghỉ hưu đã lấy đi hàng ngàn tài liệu được đánh dấu "tối mật" về kĩ thuật sản xuất máy 401 – một loại máy mới đang được nghiên cứu để tung ra thị trường của Kodak. Ông này thậm chí còn thuê người kế nhiệm mình tiếp tục lấy cắp các thông tin mật.

Kodak cho biết vô số bản vẽ, kế hoạch và tài liệu bị Worden lấy đi đáng giá hàng triệu USD mặc dù cho đến khi bị bắt, Worden mới nhận được 26.700USD từ việc bán thông tin. Nghiêm trọng hơn, giá trị thị phần mà Kodak có thể bị mất lên tới tới hàng tỷ đô.

Worden bị kết án vào tháng 11/1997, nhận mức án một năm tù giam, 3 tháng giam còng tay tại nhà, 3 năm tù treo có giám sát và bị phạt 30.000USD.

3. Vụ xét xử đầu tiên của Đạo luật về Gián điệp kinh tế Mỹ

Pin Yen Yang và con gái Hwei Chen Yang hay còn gọi là “Sally” Yang bị bắt giữ ở Cleveland với tội danh ăn trộm tài sản và ăn cắp bí mật thương mại của tập đoàn Avery Dennison - một trong những nhà sản xuất chất keo dính lớn nhất ở Mỹ, trong đó có các chất keo dính như tem bưu điện, nhãn hàng và băng dán tã lót.

Pin Yen Yang là chủ tịch Công ty Four Pillars Enterprise (Đài Loan). Sally Yang là tiến sỹ về hóa phân tích và là lãnh đạo nhóm nghiên cứu ứng dụng của Four Pillars.

Cha con Yang đã trả cho một nhân viên của Avery Dennison ở Ohio - tiến sĩ Ten Hong Lee - khoảng 150.000 - 160.000USD để lấy thông tin về sản xuất chất có độ dính cao cùng những thông tin và số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 8 năm từ 1989 đến 1997.

Theo tính toán của Avery Dennison thì ước tính chi phí trực tiếp để phát triển công nghệ bị ăn cắp khoảng hàng chục triệu USD.

Đây là vụ án kinh tế đầu tiên được xử sau khi Đạo luật vè Gián điệp kinh tế được thông qua năm 1996. Theo đó, án phạt tối đa là 10 năm tù giam và 500.000 USD tiền phạt.

4. Vừa tập huấn vừa ăn trộm

3D Geo nằm trong thung lũng Silicon, California. Công ty này sở hữu một tài sản cực kì giá trị là phần mềm chuyển đổi thông tin, biến thông tin thu được từ từ trường thành hình ảnh ba chiều, giúp cho công ty dầu khí xác định vị trí các mỏ dầu.

PetroChina, tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc, là một trong số khách hàng của 3D Geo. Với việc mua phần mềm này của công ty này, PetroChina được quyền gửi một nhân viên của mình tới 3D để tập huấn.

Mặc dù được các nhân viên của 3D “chăm sóc” rất kỹ (vì hai năm trước một nhân viên thực tập của Petro Trung Quốc cũng đã lẻn vào văn phòng và đột nhập vào hệ thống máy tính của công ty) nhưng Yan Ming Shan đã kịp sao chép mã nguồn của phần mềm từ hệ thống sang máy tính cá nhân của mình.

Một tuần sau Shan bị FBI Mỹ bắt lại khi đang chuẩn bị đáp chuyến bay sang Trung Quốc. Cảnh sát Liên bang tìm thấy một chương trình “Crack” trong máy tính của Shan, chuyên dùng để bẻ khóa bảo vệ và truy cập trái phép vào hệ thống máy tính.

“Công ty chúng tôi có thể đã sụp đổ” nếu anh ta kịp mang mã nguồn về Trung Quốc và giao lại cho cấp trên, ông Mihai Popovici, tổng giám đốc của 3D Geo thốt lên.

5. Không chỉ riêng Hoa Kỳ

Mỹ không phải là nạn nhân duy nhất của các điệp vụ kinh tế. Năm 2003, chính phủ Thụy Điển đã trục xuất hai nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc làm gián điệp kinh tế ở công ty Ericsson. Công ty này là nhà sản xuất rađa và hệ thống dẫn đường cho tên lửa của máy bay chiến đấu chủ đạo của Thụy Điển.

6. Người giúp Trung Quốc chế tạo tên lửa hạt nhân

Noshir Gowadia là kĩ sư người Mỹ gốc Ấn Độ, làm việc ở Northrop từ năm 1968. Gowadia là một trong những người chế tạo ra loại máy bay thả bom loại nặng B-2 Spirit có khả năng bay dưới tầm kiểm soát của sóng rađa. Ông cũng được coi là “cha đẻ của công nghệ bảo vệ B-2 Spirit khỏi các tên lửa tìm kiếm nhờ vào nhiệt tỏa ra từ bức xạ điện từ”. Năm 1999, Gowadia đứng ra lập công ty riêng.

Đến tận năm 2005, Gowadia mới bị FBI bắt vì đã cung cấp các thông tin và công nghệ chế tạo máy bay B-2 cho Trung Quốc, CHLB Đức, Isarel và Thụy Sỹ khi còn làm cho Northrop.

“Tôi làm điều đấy vì tiền… tôi đã giúp Trung Quốc chế tạo tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp” Gowadia thú tội.

7. Bí mật quân sự được nhiều nước châu Á thèm khát

Vụ gián điệp công nghệ này liên quan tới nhiều quốc gia châu Á, khiến các công ty ở thung lũng Silicon hết sức tức giận và trở nên thật sự e dè hơn với các nhân viên Trung Quốc.

Xiaodong Sheldon Meng, 42 tuổi, bị khép các tội danh đánh cắp các bí mật kinh doanh trong lĩnh vực quân sự ứng dụng của công ty và giao bán trái phép mã nguồn của một phần mềm tính toán tính chính xác của các máy bay chiến đấu, cho chính phủ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

8. Công ty chuyên bán công nghệ ăn cắp

Ge Yuefei, 34 tuổi người Trung Quốc và Lee Lan, 42 tuổi người Mỹ, bị truy tố về nhiều hành vi hoạt động gián điệp, lấy cắp bí mật kinh tế và thương mại của Mỹ.

Lee và Ge đã tìm cách lấy cắp thiết kế vi mạch nhạy cảm có thể dùng cho công nghệ quân sự. Đó là các thông tin mật của công ty NetLogics Microsystems và một tập đoàn chế tạo chip bán dẫn của Đài Loan Semiconductor Manufacturing Corporation. Cả hai công ty tin học này đều nằm ở thung lũng Silicon.

Hai người này đã lập ra một công ty với mục đích phát triển và tiếp thị các sản phẩm liên quan đến những bí mật thương mại lấy cắp được. FBI cho rằng thực chất công ty này nằm trong một chương trình quân sự của Trung Quốc.

9. Vụ gián điệp có giá trị kinh tế lớn nhất trong lịch sử

DuPont, thành lập năm 1802, hiện đang là công ty hóa chất của Mỹ đứng thứ hai thế giới về thị phần và thứ tư về doanh thu. Sản phẩm của DuPont vô cùng đa dạng và phong phú do đó việc giữ gìn các bí mật nghiên cứu là điều sống còn đối với công ty.

Vào năm 2007, Gary Min, hay còn gọi là Yonggang Min, người gốc Trung Quốc và đã làm việc cho DuPont 10 năm, đã bán đứng công ty này, tạo ra một trong những phi vụ gián điệp có giá trị kinh tế lớn nhất từng có trong lịch sử.

Victrex, đối thủ cạnh tranh của DuPont, đã mời Min về làm cho mình vào tháng 10/2005 trong nghiên cứu về phim polyme tốc độ cao mà DuPont cũng đang tập trung tiến hành. Min đồng ý và trước khi rời DuPont, người này đã lấy về trái phép hơn 22.000 bản tổng kết và khoảng 16.706 tài liệu khác nhau từ Thư viện dữ liệu của DuPont. Theo thống kê, giá trị của các thông tin lên tới hơn 400 triệu USD.

Min bị FBI bắt tại nhà riêng và tich thu chiếc laptop chứa hơn 180 tài liệu tuyệt mật của DuPont. Min bị buộc phải hoàn trả toàn bộ số tài liệu cùng các bí mật kinh doanh đã đánh cắp. Y nhận án phạt 10 năm tù giam và nộp 250.000 đô la Mỹ tiền phạt.

10. Điệp viên nằm vùng yên ả nhất

Nhà thầu quốc phòng này đã nuôi dưỡng một kĩ sư –điệp viên Trung Quốc được mệnh danh là “điệp viên nằm vùng yên ả nhất” – Chi Mak trong một thời gian khá dài.

Trong suốt hai thập kỉ qua, Mak đã lấy trộm hàng ngàn trang tài liệu quân sự của Mỹ rồi đưa cho em trai chuyển về Trung Quốc.

Khi FBI bắt Mak cùng em trai và em dâu anh ta ở Los Angeles, họ đã tìm thấy 3 đĩa CD được mã hóa, trong đó chứa tài liệu về hệ thống đẩy tàu ngầm, một mạch điện dạng rắn dành cho tàu thuyền và một bản thuyết trình bằng Power Point về tương lai của điện tử năng lượng. Trong suốt thời gian xét xử, Mak thừa nhận đã copy các tài liệu phân loại từ nhà thầu và giữ bản sao trong văn phòng của mình.

Số năm tù giam giành cho gián điệp này lên tới con số 45. Việc điều tra Chi Mak đã giúp cho FBI Mỹ khám phá ra thêm 1 gián điệp kinh tế nữa của Trung Quốc, là Dongfan Chung.

FBI Kêu Gọi Đồng Bào Hợp Tác

Tổng Cục II - 1 of 6

Tổng Cục II - 2 of 6

Tổng Cục II - 3 of 6

Tổng Cục II - 4 of 6

Tổng Cục II - 5 of 6

Tổng Cục II - 6 of 6

nguyen chi vinh 1 of 8

nguyen chi vinh 2 of 8

nguyen chi vinh 3 of 8

nguyen chi vinh 4 of 8

nguyen chi vinh 5 of 8

nguyen chi vinh 6 of 8

nguyen chi vinh 7 of 8

nguyen chi vinh 8 of 8